Nửa thế kỷ nặng ân tình
Cách đây nửa thế kỷ, do sự phát triển và yêu cầu tất yếu của lực lượng văn nghệ sĩ, Ngày 6/12/1969, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 15H/QĐ-UBTH cho phép thành lập Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh. Hội VHNT Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng củng cố và mở rộng tổ chức, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động.
Cách đây nửa thế kỷ, do sự phát triển và yêu cầu tất yếu của lực lượng văn nghệ sĩ, Ngày 6/12/1969, Ủy ban Hành chính tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 15H/QĐ-UBTH cho phép thành lập Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh. Ban vận động ra đời, do nhà thơ Võ Quyết, Trưởng ty Văn hóa làm Trưởng ban. Sau 5 năm (1969-1974), ngày 27/6/1974, Đại hội lần thứ nhất Hội VHNT Thanh Hóa được tổ chức.

Trải qua 10 lần đại hội với 7 đồng chí đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội, gồm: nhà thơ Võ Quyết, nhà lý luận phê bình Huy Sanh (khóa I), nhà viết kịch Mai Bình (khóa II), nhà văn Đặng Ái (khóa III), nhà văn Lê Xuân Giang (khóa IV, V, VI), nhạc sĩ Đồng Tâm (khóa VII, VIII) và họa sĩ Phạm Duy Phương (khóa IX, X), Hội VHNT Thanh Hóa đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, không ngừng củng cố và mở rộng tổ chức, đổi mới nội dung, nâng cao chất lượng hoạt động. Từ 92 hội viên ban đầu khi mới thành lập, đến nay hội đã quy tụ được gần 500 hội viên sinh hoạt tại 11 ban chuyên ngành và câu lạc bộ, thực sự trở thành "mái nhà chung", nơi tập hợp, đoàn kết thống nhất, nơi phát huy tài năng, trí tuệ của văn nghệ sĩ Thanh Hóa, phục vụ sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam
Đi suốt chiều dài lịch sử quê hương, đất nước, văn học nghệ thuật xứ Thanh luôn đồng hành cùng dòng chảy văn học nghệ thuật cách mạng Việt Nam, văn học nghệ thuật Thanh Hóa, trải qua những ngày tháng cùng toàn dân tộc đấu tranh cởi ách nô lệ thực dân - phong kiến, giành độc lập chủ quyền; và kinh qua hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại chống Pháp, chống Mỹ. Thanh Hóa được xem là "căn cứ địa", "trung tâm của văn hóa kháng chiến", "cái nôi" của văn nghệ Việt Nam, là "đất lành" nuôi dưỡng nên một thế hệ văn nghệ cách mạng "đời đầu"; đã cống hiến cho nước nhà nhiều tên tuổi văn nghệ sĩ giàu lòng yêu nước, đồng hành cùng Nhân dân các dân tộc Việt Nam trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Nhà văn Từ Nguyên Tĩnh, Nguyên Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Lịch sử Thanh Hóa đã ghi nhận Hội VHNT như một chứng nhân của lịch sử, gắn bó mật thiết với quê hương, đất nước chúng ta".

Với Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, 50 năm qua là một hành trình dài miệt mài xây dựng lực lượng, phát hiện, ươm mầm, bồi dưỡng và kết nạp các tài năng văn học nghệ thuật. Từ đó, góp phần phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, đặc biệt là hội viên trẻ, hội viên người dân tộc thiểu số ngày càng vững vàng về tư tưởng chính trị, sắc bén về nghề nghiệp, để cống hiến cho sự nghiệp văn học nghệ thuật cách mạng, đồng hành cùng quê hương, đất nước trong công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế sâu rộng. Đến nay, Hội có gần 500 hội viên, sinh hoạt ở 11 Ban chuyên ngành khác nhau, gồm: Ban Âm nhạc, Ban Điện ảnh, Ban Kiến trúc, Ban Lý luận, Ban Múa, Ban Mỹ thuật, Ban Nhiếp ảnh, Ban Sân khấu, Ban Thơ, Ban Văn xuôi, Ban Văn nghệ dân gian, và Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh. Ngoài ra Hội còn bảo trợ hoạt động cho các mảng Văn học miền núi, Văn học trẻ và nhà trường, Câu lạc bộ Nữ văn nghệ sĩ xứ Thanh, Câu lạc bộ thư pháp Xuân Hoa, Câu lạc bộ họa sĩ trẻ Lam Sơn, Câu lạc bộ Kiến trúc sư trẻ…

Dưới mái nhà chung Hội văn học nghệ thuật tỉnh nhà, hoạt động hỗ trợ sáng tác của các văn nghệ sĩ diễn ra sôi nổi. Hội đã duy trì tốt các hoạt động nghề nghiệp, mở các trại sáng tác, bồi dưỡng năng khiếu, nâng cao chất lượng tác phẩm, khơi dậy tiềm năng sáng tạo của hội viên, văn nghệ sĩ. Hàng nghìn tác phẩm có giá trị về văn học, sân khấu, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật... được sáng tác, đã khắc họa sinh động đời sống kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc của vùng đất và con người Thanh Hóa.

Các sáng tác của các văn nghệ sĩ Thanh Hóa gắn bó chặt chẽ với dòng chảy văn hóa, văn học, nghệ thuật của cả nước, trở thành bộ phận không thể tách rời và làm phong phú thêm kho tàng văn hóa, văn nghệ Việt Nam. Tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh - cơ quan ngôn luận của Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, từng bước hiện đại hóa, đáp ứng xu thế hội nhập và phát triển, ngày càng chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc.

Nhà văn Lưu Nga, Phó Tổng Biên tập tạp chí xứ Thanh cho biết: "Hàng năm, chúng tôi tổ chức gặp mặt cộng tác viên, tổ chức các chuyến đi thực tế và các cuộc thi. Song hành 50 năm cùng Hội VHNT Thanh Hóa, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh luôn nỗ lực làm tròn sứ mệnh, là nơi phát hiện và nâng đỡ hội viên, quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật đến gần hơn với bạn đọc".
Đặc biệt, kể từ khi Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khóa X) về xây dựng và phát triển VHNT trong thời kỳ mới; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước được ban hành, văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Lực lượng văn nghệ sĩ đã đóng góp hiệu quả vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Các loại hình văn học nghệ thuật có những bước chuyển biến rõ nét; khẳng định văn hóa là động lực trong xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 4.500 tác phẩm văn học nghệ thuật trên tất cả các thể loại của văn nghệ sĩ Thanh Hóa được hoàn thành và công bố. Trong đó, có hơn 1.200 tác phẩm được đánh giá cao về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, giành giải thưởng tại các cuộc thi từ cấp tỉnh, Trung ương. Trong đó, có hơn 150 tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí viết về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thời gian qua, hội đã phối hợp với các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các hội văn học nghệ thuật trong khu vực, trong khối đăng cai tổ chức tham gia hơn 100 cuộc liên hoan ảnh nghệ thuật; gần 100 lần triển lãm mỹ thuật khu vực Bắc miền Trung; 6 lần liên hoan âm nhạc; hơn 2.500 tác phẩm văn học nghệ thuật được đăng tải và công bố trên sóng phát thanh truyền hình địa phương và Trung ương; hơn 800 đầu sách của hội viên được xuất bản, quảng bá ở hầu hết các thể loại.
Nghệ sĩ Nguyễn Đăng Văn, Trưởng Ban Điện ảnh, Hội VHNT Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi mong muốn các nghệ sĩ tiếp tục đem hết tài năng và tâm huyết của mình phục vụ đời sống xã hội".

Từ những thành quả lao động sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và hạng Nhì; được Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tặng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và nhiều cá nhân có thành tích trong lao động sáng tạo nghệ thuật., trong đó, có 9 nghệ sĩ nhân dân, 47 nghệ sĩ ưu tú, 2 nghệ nhân ưu tú; có 8 tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT.
Nhà Lý luận phê bình Thy Lan, Phó Chủ tịch Hội VHNT Thanh Hóa
Nửa thế kỷ đã trôi qua, trên chặng đường hình thành và phát triển, Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa đã để lại những mốc son ghi dấu ấn các thế hệ văn nghệ xứ Thanh luôn nỗ lực cho ra đời những tác phẩm tốt nhất, hay nhất, đồng hành cùng sự phát triển của quê hương đất nước. Đây cũng là động lực để mỗi nghệ sĩ bằng trách nhiệm, tài năng và sự đam mê của mình sẽ tìm ra "dòng riêng giữa nguồn chung", "khơi những điều chưa ai khơi và nói những điều chưa ai nói", phản ánh dòng chảy nhộn nhịp của đời sống mà vẫn giữ được sắc thái của vùng đất Xứ Thanh "địa linh nhân kiệt".

Phát huy giá trị Khu Di tích Hàm Rồng gắn với phát triển du lịch
Hàm Rồng không chỉ là địa danh lịch sử ghi dấu chiến công vang dội của quân và dân ta. Ngày nay, Khu Di tích Hàm Rồng còn đang dần trở thành trung tâm du lịch, văn hóa lịch sử và cảnh quan sinh thái của thành phố Thanh Hoá nói riêng, tỉnh Thanh Hoá nói chung.

Team building trải nghiệm lịch sử
Team building không phải là hoạt động du lịch quá mới mẻ. Nhưng “Team building trải nghiệm lịch sử” thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế tiếp cận lịch sử lại là một trong những nội dung mới trong hoạt động du lịch dành cho lứa tuổi học sinh đang được lựa chọn nhiều tại Thanh Hoá.

Sôi nổi các hoạt động “Tìm hiểu 60 năm Hàm Rồng chiến thắng”
Sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổng kết Hội thi trực tuyến và các hoạt động của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố chào mừng kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng. Đồng chí Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy dự lễ tổng kết.

Hướng đi nào để khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên phát triển xứng tầm?
Mặc dù sở hữu nhiều tiềm năng để phát triển quy mô, xứng tầm một khu di tích lịch sử Quốc gia, nhưng Đền Nưa – Am Tiên thuộc xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn hiện vẫn chưa khai thác tối đa được các lợi thế này.

Hàm Rồng chiến thắng, nguồn cảm xúc trong sáng tác văn học nghệ thuật
Với vẻ đẹp sơn thuỷ hữu tình, chứa đựng nhiều giá trị văn hoá lịch sử, từ xa xưa, vùng đất Huyền tích Hàm Rồng - Sông Mã đã mê hoặc nhiều tao nhân mặc khách đến thưởng ngoạn, làm thơ. Đặc biệt trong những năm tháng khói lửa chiến tranh chống lại kẻ thù xâm lược, Cầu Hàm Rồng huyền thoại và chiến công oai hùng của quân và dân ta là niềm cảm xúc bất tận để các văn nghệ sỹ viết nên hàng trăm tác phẩm thơ, văn và những bản tình ca hay về "Hàm Rồng - Sông Mã" đi cùng năm tháng.

Tổng kết và trao giải Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, Liên hoan nghệ thuật quần chúng tỉnh Thanh Hóa năm 2025 với chủ đề "Hàm Rồng - Bản hùng ca chiến thắng" đã khép lại vào tối ngày 29/3.

Lễ hội truyền thống chùa Báo Ân năm 2025
Ngày 29/3 (tức ngày mùng 1 tháng 3 âm lịch), xã Thiệu Vân phối hợp Hội Phật giáo thành phố Thanh Hóa khai mạc lễ hội truyền thống chùa Báo Ân.

Khu di tích lịch sử Quốc gia Am Tiên và những “rào cản” để phát triển xứng tầm
Nằm trên đỉnh Núi Nưa ở làng Cổ Định, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, khu di tích Quốc gia Am Tiên là quần thể danh thắng gồm “núi Nưa – Đền Nưa – Am Tiên” Khu di tích có tổng diện tích 100 ha, gắn với sự tích về cuộc dấy binh khởi nghĩa của nữ anh hùng Triệu Thị Trinh. Nơi đây còn được biết đến là huyệt đạo linh thiêng nhất của Việt Nam. Những năm vừa qua, khu di tích Quốc gia Am Tiên đã nhiều lần được tu bổ, trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách thập phương. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự phát triển của khu di tích vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có.

Ngôi đền linh thiêng bên dòng sông Mã
Tự hào là vùng đất cổ có tuổi đời hơn bốn nghìn năm, Di tích Quốc gia núi và đền Đồng Cổ tại xã Yên Thọ, huyện Yên Định đã đi vào lịch sử như một huyền thoại gắn liền với tên gọi Thanh Hóa.

Điểm dừng chân giữa lòng thành phố Thanh Hóa
Nằm tại phường Hàm Rồng, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa khoảng 7km, không gian quán Chợ Tộc cà phê hiện hữu mang một phong cách vô vùng đặc biệt và ấn tượng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.