Nuôi con bằng sữa mẹ
Tuần lễ Thế giới Nuôi con bằng sữa mẹ diễn ra từ ngày 1 đến 7/8 hằng năm nhằm khuyến khích toàn xã hội hỗ trợ bà mẹ để mọi trẻ em đều có cơ hội hưởng nguồn dinh dưỡng không thể thay thế từ sữa mẹ. Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm nay có chủ đề: "Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương".
Tại khu vực Hồi sức cấp cứu sản, Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa, những phụ nữ mang thai đang được tham gia lớp học tiền sản miễn phí trong thời gian chờ sinh. Lớp học mang đến cho những bà mẹ kiến thức cần thiết về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, thai sản an toàn, chăm sóc và nuôi con khoa học. Chủ đề "Nuôi con bằng sữa mẹ" được rất nhiều bà mẹ quan tâm.
Còn tại khu vực hậu sản của bệnh viện, những em bé mới chào đời đều được tiếp xúc da kề da với mẹ nếu sức khỏe của bé ổn định. Da kề da sau sinh giúp kích thích bản năng trẻ tìm tới vú mẹ, bú sớm cùng nhiều lợi ích khác. Các sản phụ cũng được hỗ trợ tốt nhất để nhanh chóng có sữa cho con bú.
Chị Hà Lan Nhi, xã Quảng Lưu, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi sinh mổ, sữa khó về hơn nhưng tôi đã quyết tâm và kiên trì với việc sẽ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và sau đó cho con ăn dặm nhưng vẫn duy trì cho bú đến ít nhất 2 tuổi."
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng an toàn và tốt nhất cho trẻ sơ sinh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong 6 tháng đầu; cung cấp hơn 50% nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong 6 tháng tiếp theo, 1/3 nhu cầu dinh dưỡng trong năm thứ hai. Trong sữa mẹ chứa kháng thể tự nhiên giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ bệnh tật cho trẻ sơ sinh. Việc duy trì nuôi con bằng sữa mẹ tới khi trẻ 2 tuổi giúp bé phát triển tốt nhất; đồng thời mang lại nhiều lợi ích cho người mẹ.
Ông Lương Ngọc Trương, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa
Nuôi con bằng sữa mẹ là một trong những cách hiệu quả nhất để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có đến gần 2/3 trẻ không được dùng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi vậy, cần có thêm những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ.
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn về tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Chủ động phòng các bệnh lý nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu gây ra với vaccine thế hệ mới
Vi khuẩn phế cầu là loại vi khuẩn khu trú tại vùng mũi – họng gây ra nhóm bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Các bệnh do vi khuẩn phế cầu gây ra thường để lại di chứng và tỷ lệ tử vong từ 10 – 20%, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, tỷ lệ tử vong lên đến 50%. Tuy vậy, những bệnh này có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine phế cầu đặc biệt là các vaccine phế cầu thế hệ mới. Việc tiêm sớm cho trẻ và người lớn sẽ giúp cho nhiều người được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm.
Lo ngại dịch bệnh truyền nhiễm bùng phát mùa tựu trường
Theo Bộ Y tế, cả nước đang bước vào năm học mới, nguy cơ các bệnh truyền nhiễm phát sinh tăng cao, nhất là với một số bệnh như sởi, ho gà, tay chân miệng và một số bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị liên quan chủ động triển khai các biện pháp phòng bệnh, ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Bộ Y tế đặt mục tiêu 95% trẻ tiêm đủ mũi vaccine phòng sởi
Theo Bộ Y tế, Từ đầu năm đến nay, bệnh sởi đang xuất hiện nhiều ca mắc bệnh ở các địa phương. Bộ Y tế xác định 18 tỉnh, thành phố sẽ tiến hành tiêm vaccine sởi - rubella miễn phí cho các đối tượng với mục tiêu, 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm 1 mũi vaccine sởi - rubella.
Tăng cường đầu tư cho tuyến y tế cơ sở, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh
Với chủ trương đầu tư Dự án xây dựng mới và mua sắm trang thiết bị cho 70 trạm y tế tuyến xã theo Nghị quyết 311 ngày 27/8/2022 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Thanh Hoá, đến nay, các trạm y tế đã đưa vào sử dụng, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh ban đầu.
Bộ Y tế: Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế sau bão
Theo Bộ Y tế, sau mưa bão nói chung, sau bão số 3 nói riêng, các đơn vị y tế cần thực hiện các biện pháp thu gom, xử lý chất thải rắn y tế đảm bảo an toàn, phòng tránh nguy cơ phát tán mầm bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe; tăng cường các biện pháp khử khuẩn, xử lý nước thải y tế trước khi xả thải ra môi trường.
Bệnh viện Nội tiết ứng dụng khoa học công nghệ trong khám, điều trị các bệnh lý về nội tiết chuyển hóa
Trong những năm qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chuyên môn, Bệnh viện nội tiết Thanh Hóa đã không ngừng đầu tư, nâng cấp hạ tầng thiết bị; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ y học hiện đại vào công tác công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.
Thanh Hóa nỗ lực thực hiện mục tiêu thanh toán bệnh lao vào năm 2030
Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cự trong thực hiện Chương trình Chống lao Quốc gia. Đó là đẩy mạnh triển khai đồng bộ các can thiệp phòng, chống lao nhằm tăng tối đa số bệnh nhân lao được phát hiện, chẩn đoán và thu nhận vào điều trị, tiến tới cắt đứt nguồn lây trong cộng đồng, thanh toán bệnh lao vào năm 2024.
Giám sát bệnh đậu mùa khỉ tại Cảng Hàng không Nội Bài
Trước những diễn biến phức tạp của bệnh đậu mùa khỉ tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội đã tăng cường kiểm dịch y tế tại Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài nhằm giám sát, không để dịch bệnh xâm nhập, lây lan.
Các cơ sở y tế sẵn sàng thu dung cấp cứu nạn nhân do mưa, lũ gây ra
Để chủ động ứng phó với cơn bão số 3 và tình hình mưa lũ, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Y tế khu vực miền Bắc, miền Trung về việc chủ động triển khai công tác y tế ứng phó bão số 3 và mưa lũ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.