Nuôi đà điểu quy mô lớn, hiệu quả cao
Chuyển đổi đối tượng con nuôi mới, phù hợp với nhu cầu thị trường đang là hướng đi được nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa lựa chọn. Nắm bắt xu thế đó, gia đình ông Đào Đức Thủy, ở thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa đã chuyển đổi từ trang trại gà sang nuôi đà điểu quy mô lớn, mang lại lợi nhuận gần 1 tỷ đồng mỗi năm.
Năm 2015, sau khi đi tham quan một số trang trại nuôi đà điểu ở các tỉnh phía Bắc, nhận thấy đây là con nuôi có thể cho hiệu quả kinh tế cao, nhu cầu thị trường đang thiếu, ông Đào Đức Thủy đã quyết định vay vốn mua 150 con đà điểu giống từ Trung tâm nghiên cứu giống gia cầm Thụy Phương và chuyển đổi trang trại nuôi gà của gia đình sang nuôi đà điểu.

Với hơn 2 ha đất nhận thầu, ông Thủy đã chia làm 2 khu trại: 1 khu nuôi đà điểu thương phẩm, 1 khu nuôi đà điểu sinh sản bán giống. Ông Đào Đức Thủy, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa chia sẻ vì thấy con đà điểu lạ và mới, nuôi không cần nhà mái che, không phải đầu tư nhiều, quan trọng là khi đưa về địa phương, đà điểu dễ thích nghi,ít dịch bệnh nên gia đình ngày càng phát triển nhiểu hơn.

Do giá con giống cao, nên sau 3 năm chăn nuôi thương phẩm, ông Thủy quyết định đến các trang trại nuôi đà điểu học kỹ thuật ấp trứng, mua máy về áp dụng lấy con giống nuôi và bán. Đồng thời, nhận thầu thêm 4 ha đất trồng ngô, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Để có thị trường tiêu thụ bền vững, ông Thủy còn trực tiếp đến các nhà hàng ở Hà Nội, Ninh Bình để ký kết hợp đồng tiêu thụ.Mặt khác, ông còn tích cực đưa hình ảnh chăn nuôi của trang trại quảng bá trên mạng xã hội để bán sản phẩm.
Nhờ chủ động được con giống, đến nay, đàn đà điểu của gia đình ông Thủy đã phát triển lên hơn 600 con. Trung bình mỗi năm, gia đình ông cung ứng cho thị trường khoảng 250 con đà điểu thương phẩm, giá trung bình 7 triệu đồng/con; 600 con đà điểu giống với giá 2 triệu đồng/con. Những tín hiệu tích cực đó đã tăng thêm niềm tin để ông Thủy quyết tâm gắn bó, phát triển mô hình nuôi loài chim khổng lồ này.


Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.