Nuôi dưỡng chó cưng: Coi chừng giun, sán
Chó là vật nuôi thân thiết với người Việt Nam chúng ta, trong tình cảm, trong thơ văn và ngay cả trong tín ngưỡng chó có một vị trí đặc biệt. Ngoài là một vectơ trung gian lan truyền bệnh dại chết người, chó cũng là nguồn lây nhiễm giun đũa chó cũng khá nguy hiểm đặc biệt là hay bị bỏ quên.….
Giun đũa chó Toxocara canis là loại giun tròn sống ký sinh đường ruột của loài chó. Cũng như giun đũa người, chu kỳ của giun chó qua các giai đoạn sau: con trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài nở thành ấu trùng, nếu chó tái nhiễm, ấu trùng này sẽ vào đường tiêu hóa sau đó ấu trùng sẽ phát triển ra con giun trưởng thành, sống ký sinh tại đường ruột, đẻ trứng và một chu trình mới lại bắt đầu.

Những căn bệnh do giun chó
Khi nuốt phải, ấu trùng giun chó sẽ chui vào máu và được lưu hành đến nơi ký sinh. Tại đây, ấu trùng sẽ đóng thành kén, gây phản ứng viêm và tạo ra các u hạt thâm nhiễm bạch cầu ái toan và gây ra bệnh cho con người. Đặc biệt, ấu trùng có thể đến định vị ở những cơ quan hiểm yếu như hệ thần kinh trung ương, mắt và gây bệnh tại đây như viêm não-màng não, động kinh, liệt bán thân hay liệt chi, lác và mù mắt…
Năm 2003 Giáo sư Trần Đông A lần đầu tiên phẫu thuật một bệnh nhi 7 tuổi với rất nhiều kén giun chó bám đầy gan gây tổn thương nặng, trước đó cháu nầy bị chẩn đoán nhầm là u gan. Thống kê tại TP Hồ Chí Minh cho thấy hằng năm có đến 200 bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun chó, mèo vào viện.
Tháng 9/2008, một bệnh nhân 18 tuổi với chẩn đoán u não, được giới thiệu đến bệnh viện Đại học Y Dược Huế để điều trị dao gamma (gamma knife). Tại đây qua các xét nghiệm cẩn thận, phát hiện là bị nhiễm giun chó vào não. Bệnh chỉ điều trị nội khoa và ra viện an toàn.
Năm 2009, tại phòng PICU, bệnh viện Đà Nẵng, TS.BS Trần Bá Thoại đã điều trị thành công hai trường hợp viêm não màng não do giun chó (chị em cháu Q.L và Q.Ch).
Năm 2012, Viện Mắt Trung ương khi soi đáy mắt đã phát hiện ấu trùng giun chó trong mắt bé trai 12 tuổi, và điều trị thành công. GS.TS Nguyễn Văn Đề, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Y Hà Nội cho biết “Tôi đã thăm khám và điều trị nhiều bệnh nhân bị nhiễm giun đũa chó nhưng đây là trường hợp đặc biệt đáng ngại. Mắt bệnh nhân bị lác hoàn toàn, lòng đen không còn nhìn thấy”.
Nhiễm sán dây chó: hiếm gặp, hiểm nghèo hơn
Sán dây chó (Echinoccocus) trưởng thành thân dài 3-6mm, có 3- 4 đốt, ký sinh ở ruột non họ nhà chó. Ấu trùng sán dây chó có ký sinh ở động vật có vú như chó, mèo, gấu, báo, khỉ, người và có khi ở cừu, dê, bò, lạc đà, hươu và động vật gậm nhấm.
Chu kỳ sinh trưởng cũng giống như sán dây bò hay lợn, sau khi trưởng thành trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng; ấu trùng tái nhiễm hay lây nhiễm sẽ ký sinh và phát triển, trưởng thành.

Trên người, ấu trùng ký sinh ở gan hay phủ tạng khác tạo những bọc nước lớn chứa nhiều đầu sán, các bọc nước này thường ở gan (65%), ở phổi (10%) và ở một số cơ quan khác như thận, não.
Làm thế nào để phát hiện
Dấu hiệu nhiễm giun sán chó thường rất mơ hồ, thường chỉ có ở giai đoạn sau khi ấu trùng đã vào máu và di chuyển khắp cơ thể. Một số dấu hiệu lúc này là ngứa da, nổi sẩn, mề đay ở tay, chân, lưng, bụng, có nguời phù mặt và mí mắt. Đa số bệnh là diễn biến âm thầm không có triệu chứng gì cả.
Khi làm xét nghiệm Công thức máu (CBC) thấy bạch cầu ưa a xít tăng rất cao (thể hiện cơ thể đang bị dị ứng), dấu hiệu quan trọng để gợi ý nhiễm giun sán, thì nên làm tiếp các xét nghiệm miễn dịch học để xác định nhiễm giun sán chó.
Đôi điều bàn luận
Chó là vật nuôi thân thiết với người Việt Nam chúng ta: trong tình cảm, thơ văn và cả trong tín ngưỡng, chó có một vị trí đặc biệt. Phong trào nuôi vật cảnh, đặc biệt nuôi chó, là một trò chơi, giải trí hay ho, thú vị….
Nhưng nuôi chó cần tuân thủ những quy định cần thiết để phòng bệnhcho cả chólẫn người nuôi cụ thể trong hai điều:
(1) một là vệ sinh môi trường đặc biệt là khu vực có phân chó, sân vườn nhà và khu vui chơi của trẻ em. Rửa tay trước khi chuẩn bị hay khi ăn. Rau sống phải rửa thật sạch hoặc ngâm nước muối, thuốc sát trùng theo quy định. Không cho trẻ con chơi với chó, nhất là chó con, tránh để trẻ nuốt bụi đất có chứa ấu trùngvà (2) hai là ngoài bệnh dại và các bệnh do ve bét, chó cũng rất dễ mắc giun sán, cho nên cần tẩy giun định kỳ cho chó: lần đầu khi chó 3 tuần tuổi, tẩy giun nhắc lại 3 lần cách nhau 2 tuần và sau đó cứ 6 tháng tẩy một lần.
TS.BS Trần Bá Thoại/ Dân Trí
Ủy viên BCH Hội NỘI TIẾT VIỆT NAM
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phòng dịch bệnh mùa mưa
Sau những đợt mưa dông kéo dài, tiếp đến ngày nắng nóng đột ngột tạo thuận lợi cho nhiều vi khuẩn, dịch bệnh sinh sôi. Bộ Y tế khuyến cáo người dân nâng cao nhận thức, chủ động phòng dịch bệnh.

Nguy cơ dịch sốt xuất huyết lan rộng
Dịch sốt xuất huyết đang bước vào mùa cao điểm với tốc độ lây lan nhanh tại cả hai miền. Đáng lo ngại, nhiều ca bệnh nặng xuất hiện sớm – cho thấy dịch sốt xuất huyết năm nay đang có xu hướng diễn tiến phức tạp hơn thường lệ.

Cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não ở người trẻ
Tai biến mạch máu não đang có xu hướng trẻ hóa, nhiều ca bệnh nhập viện muộn, đối mặt với di chứng nặng nề. Lối sống thiếu lành mạnh, căng thẳng kéo dài, hút thuốc, rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu khoa học là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ở người trẻ.

Tổng cục Hậu Cần - Kỹ thuật khám bệnh, cấp thuốc miễn phí và tặng quà tại xã Yên Thọ
Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống ngành Hậu cần Quân đội, ngày 11/7, Tổng cục Hậu cần - Kỹ thuật, Bộ Quốc phòng phối hợp với Kho K826, Cục Quân khí và UBND xã Yên Thọ, tỉnh Thanh Hóa tổ chức chương trình khám bệnh, tư vấn sức khỏe, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho các gia đình chính sách, học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.

Trẻ nhập viện do đuối nước tăng
Mặc dù đã được khuyến cáo rất nhiều, thế nhưng năm nào cũng vậy, cứ vào dịp hè là tai nạn đuối nước ở trẻ lại gia tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, số trẻ phải nhập viện cấp cứu do tai nạn đuối nước tăng mạnh từ đầu tháng 6, sau khi học sinh nghỉ hè.

Tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh
Sau khi hoàn thành các điều kiện triển khai bệnh án điện tử, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã rà soát, triển khai các giải pháp nhằm tối ưu hoá quy trình khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho người bệnh cũng như nhân viên y tế.

Cần thêm 30.000 đơn vị máu điều trị cho bệnh nhân dịp hè
Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho biết đang cần thêm 30.000 đơn vị máu, nhất là nhóm máu O để kịp cấp cứu, điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân trong mùa hè.

Thanh Hoá: Số ca mắc sởi và COVID-19 giảm mạnh
Ghi nhận tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, số ca mắc sởi và COVID-19 đã giảm mạnh. Đây là kết quả của việc triển khai kịp thời các giải pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương, đơn vị.

Hiến máu nhân đạo – Hành trình đỏ lần thứ XIII
Sáng ngày 10/7, Ban chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phối hợp với Công an tỉnh tổ chức chương trình hiến máu tình nguyện với chủ đề Giọt hồng an ninh - vì hạnh phúc Nhân dân. Đây là một trong nhiều hoạt động trong chuỗi sự kiện thuộc chương trình Hành trình đỏ lần thứ XIII năm 2025.

Đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Chiều ngày 9/7, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã có buổi làm việc, đánh giá tình hình hoạt động y tế cơ sở trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp tại xã Hoằng Lộc. Đây là địa phương đầu tiên Sở Y tế làm việc sau khi chính quyền cấp xã đi vào hoạt động từ 1/7 nhằm nắm bắt các thuận lợi, khó khăn và các vấn đề bất cập, tìm cách tháo gỡ, cải thiện và nâng cao chất lượng y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.