Ổn định thị trường hàng hóa Tết khu vực nông thôn
Vào dịp Tết Nguyên Đán, nhu cầu mua sắm của người dân, nhất là khu vực nông thôn thường tăng cao hơn so với nhiều tháng trong năm. Do vậy, các doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang chủ động dự trữ nguồn hàng, đảm bảo ổn định nguồn cung cho thị trường.
Bánh kẹo, thực phẩm, đồ uống, hàng điện tử… là những mặt hàng đã được đưa về khu vực nông thôn phục vụ nhu cầu mua sắm Tết của người dân.

Hàng hóa năm nay cũng khá đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, đáp ứng thị hiếu khách hàng. Theo các doanh nghiệp, chủ các cửa hàng, những năm trước, các đơn vị đều nhập với số lượng lớn hàng hóa trước 1- 2 tháng nhằm tránh tình trạng khan hiếm và giá cả tăng trong dịp cận Tết. Tuy nhiên, do ảnh hưởng suy thoái kinh tế, người dân thắt chặt chi tiêu hơn nên năm nay, các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh nhập về với số lượng hàng hóa vừa phải.

Chị Bùi Thị Dung, xã Nga Liên, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh Hóa
Chị Bùi Thị Dung, xã Nga Liên, huyện Nga sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, cửa hàng chúng tôi đã nhập về đầy đủ hàng hóa phục vụ Tết cho bà con. Năm nay, giá cả không biến động. Do điều kiện kinh tế khó khăn nên chúng tôi cũng không nhập hàng dồi dào như mọi năm".
Khảo sát một số địa phương trong tỉnh cho thấy, giá cả hàng hóa Tết năm nay không tăng so với ngày thường. Để bình ổn thị trường hàng hóa khu vực nông thôn, Ban chỉ đạo 389 tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành kế hoạch về kiểm tra, kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Trên cơ sở đó, các lực lượng chức năng sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm trong hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm và các hành vi gian lận thương mại. Qua đó, đảm bảo lưu thông hàng hóa, cung ứng đầy đủ nguồn hàng chất lượng, giá cả hợp lý cho người tiêu dùng.

Ông Lê Khả Chinh, Đội phó, Đội Quản lí thị trường số 6, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Khả Chinh, Đội phó, Đội Quản lí thị trường số 6, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đội Quản lý thị trường số 6 đã tham mưu ban hành kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Qua kiểm tra thực tế của Đội Quản lý thị trường số 6, nhìn chung mặt hàng năm nay đa dạng, nhiều mẫu mã, giá cả hợp lý hơn".

Theo Sở Công thương Thanh Hóa, đến nay, tổng hàng hóa chuẩn bị phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn tỉnh khoảng trên 10 nghìn tỷ đồng; trong đó, lượng hàng về nông thôn chiếm phần lớn. Các loại hàng hóa được bày bán đa dạng, phong phú, giá cả hợp lý, không xảy ra hiện tượng găm hàng, sốt giá, đứt gãy nguồn cung. Để phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân khu vực nông thôn trong dịp Tết, các đơn vị chức năng cũng đang tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo bình ổn giá và cung ứng hàng hóa chất lượng cho thị trường.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng tích cực
Trên 2 tỷ USD là tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong bối cảnh thương mại toàn cầu nhiều biến động, xuất khẩu tăng trưởng tích cực cho thấy nỗ lực lớn của các doanh doanh nghiệp.

Thanh Hoá tham gia 3 gian hàng tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025
Tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các Hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025 tổ chức tại Hà Nội từ 6/5-11/5. Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức 3 gian hàng tiêu chuẩn để trưng bày hàng chục sản phẩm đặc trưng vùng miền, sản phẩm OCOP của các Hợp tác xã tiêu biểu trong tỉnh.

Nhiều tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản
4 tháng năm 2025, tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt hơn 2,1 tỷ USD, tăng 21,2% so với cùng kỳ. Trong đó, nhiều nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đang ghi nhận tín hiệu tích cực về đơn hàng, thị trường. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị doanh nghiệp đã linh hoạt đa dạng sản phẩm, kết nối tìm kiếm mở rộng khách hàng, thị trường.

Hơn 51.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
Tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động của cả nước trong 4 tháng năm 2025 đạt gần 90.000 doanh nghiệp, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy, bình quân một tháng Việt Nam có gần 22.500 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Hiệu quả mô hình phát triển con nuôi đặc sản
Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường về các sản phẩm từ con nuôi đặc sản, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, nuôi con đặc sản. Qua đó, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng tiền lãi mỗi năm.

Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Thanh Hóa tư vấn cho vay gần 71 tỷ đồng
Để hỗ trợ các hợp tác xã, thành viên hợp tác xã có nguồn lực, kinh phí đầu tư, nâng cấp và phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa đã căn cứ vào nguyện vọng của các hợp tác xã và thành viên hợp tác xã để rà soát, kiểm tra điều kiện vay vốn của các đối tượng.

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm
Theo Cục Thống kê (Bộ Tài chính), 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 276,89 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 13,0%; nhập khẩu tăng 18,6%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,79 tỷ USD.

Việt Nam thu hút hơn 13,8 tỷ USD vốn FDI trong 4 tháng, tăng gần 40%
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), tính đến ngày 30/4, tổng vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 13,82 tỷ USD, tăng 39,9% so với cùng kỳ năm trước.

Tập trung các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tính đến hết ngày 30/4/2025, giải ngân vốn đầu tư công cả nước ước đạt gần 131 nghìn tỷ đồng, tương đương 14,1% tổng kế hoạch vốn năm 2025 và đạt 15,5% kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ giao.

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế
Nghị quyết 68 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế tư nhân khẳng định: kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia. Đây cũng là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.