Ông Đỗ Mười và dấu ấn cuộc chuyển đổi tem phiếu sang cơ chế thị trường
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nhớ lại, vào thời kỳ khắc nghiệt khi lạm phát lên tới 700%/năm, ông Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền, đổi mới cải cách, lãnh đạo nền kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn đó.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh - người từng có thời gian làm việc dưới quyền của cố Tổng Bí thư Đỗ Mười chia sẻ, ông Đỗ Mười nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng từ tháng 4/1988 và làm Tổng bí thư từ năm 1991 đến tháng 12/1997.
"Đấy là thời kỳ khắc nghiệt, khó khăn với nền kinh tế Việt Nam, lạm phát lên đến 700%/năm. Người dân mua bất cứ cái gì mà thị trường có, mỗi hộ gia đình trở thành một kho về hàng hóa vật tư, từ gạo, mì chính cho đến xà phòng, dầu hoả… đều được mua dự trữ", ông Doanh kể.
Theo ông Doanh, tại thời điểm đó, tình hình rất khó khăn khi các nước xã hội chủ nghĩa trước kia viện trợ cho Việt Nam dần dần tan rã và không viện trợ nữa.
"Tức là toàn bộ dầu lửa, xăng dầu, sắt thép, xi măng và nguyên vật liệu công nghiệp đều biến mất, không còn nữa. Đấy là thời gian khó khăn và chính đồng chí Đỗ Mười đã chèo lái con thuyền, đổi mới cải cách, lãnh đạo nền kinh tế vượt qua thời kỳ khó khăn đó", ông nói.
Ông Doanh nhớ lại, biện pháp được đưa ra trong giai đoạn lạm phát siêu mã đó là nâng lãi suất tiền gửi lên 12%/tháng, vượt mức lạm phát rất cao. Bằng cách đó người dân đổ xô gửi tiền ngân hàng và thị trường trở lên ổn định.
Đồng thời, thời điểm đó cũng quyết định cho người dân tự nhập hàng tiêu dùng, do đó, người Việt Nam ở nước ngoài đã gửi rất nhiều hàng tiêu dùng về trong nước. Bên cạnh đó, nhờ nghị quyết khoán 100 và khoán 10 của Ban Bí thư cho người nông dân tự do kinh doanh và tự thu hoạch, tự bán ra thị trường nên sản lượng hàng nông sản tăng vọt, cân đối được nhu cầu về lương thực.
"Trước kia chúng ta phải nhập mỗi năm đến 1 triệu tấn lương thực thì lúc đó không phải nhập nữa. Chúng ta chuyển sang kinh tế thị trường, tức là không còn phải bán theo tem phiếu mà mọi người có thể mua bán tự do trên thị trường. Cuộc chuyển đổi đó đã diễn ra rất thuận lợi và không có xáo trộn gì lớn trong kinh tế và xã hội. Phải nói đó là những thành tựu về mặt đổi mới, cải cách, vượt qua khó khăn hết sức đáng trân trọng và khâm phục", ông Doanh nhấn mạnh.
Gọi quyết định nâng lãi suất trong bối cảnh lúc bấy giờ là "bất thường" và rất khó khăn, ông Doanh kể thêm rằng: "Thời điểm đó, đồng chí Đỗ Mười đã phải triệu tập rất nhiều chuyên gia, cán bộ, kể cả anh Vũ Quang Việt là chuyên gia Liên Hiệp quốc ở Mỹ. Tất cả anh em có trao đổi, đồng chí Đỗ Mười nghe riêng từng người và đi đến quyết định cuối cùng. Và đó là quyết định rất táo bạo, sáng suốt có thể chặn đứng được đà lạm phát của nước ta".
Khi được hỏi về những kỉ niệm riêng trong thời gian làm việc dưới quyền cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, vị chuyên gia cho biết, cố Tổng Bí thư là người làm việc với cường độ rất cao, toàn tâm toàn trí, ngủ rất ít. "Nhiều khi đồng chí làm việc với tôi tới 11h đêm, sau đó đồng chí giao cho tôi cặp tài liệu về làm. Tôi ngồi làm đến 1h sáng thì tới 5h sáng, đồng chí đã gọi lên nhận cặp tài liệu mới".
"Đồng chí cũng rất quan tâm chu đáo với anh em và gia đình anh em. Bố tôi ốm thì đồng chí cũng vào thăm, hỏi thăm sức khoẻ, thuốc men. rồi khi mất đến viếng, có vòng hoa rất chu đáo. Tôi rất cảm động về tình cảm của đồng chí Đỗ Mười với cán bộ, anh em như chúng tôi. Chúng tôi học được rất nhiều từ cường độ làm việc, từ tinh thần trách nhiệm, từ tỉ mỉ suy nghĩ về từng con số 1, con số đó có ý nghĩa gì và mình phải làm gì để đạt được những cái tốt hơn cho nền kinh tế”, ông nói.
Phương Dung/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 216/2025 của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt gần 106.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của Sở Công thương, 6 tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt gần 106.000 tỷ đồng, tăng 13,8% so với cùng kỳ.

Ưu đãi nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh
Bám sát chỉ đạo của Chính phủ, ngành ngân hàng, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Hoằng Hoá - Bắc Thanh Hoá đã thực hiện nhiều giải pháp điều hành hoạt động tín dụng linh hoạt, hiệu quả, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Qua đó, đồng hành hỗ trợ người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Sửa đổi thủ tục cấp phép của các tổ chức tín dụng
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký ban hành Thông tư số 12 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định hồ sơ, thủ tục cấp Giấy phép lần đầu của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Trong 6 tháng đầu năm 2025: Cả nước thu hút vốn FDI đạt trên 21 tỷ USD
Trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt trên 21 tỷ USD, tăng hơn 32% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng trưởng kinh tế cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8%
Tổng cục Thống kê cho biết, tăng trưởng kinh tế của cả nước trong quý 2 năm 2025 tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2024. Tính chung 6 tháng đầu năm, GDP tăng hơn 7,5% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011 - 2025.

Nâng tầm thương hiệu nông sản Thanh Hóa
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Nhằm gia tăng giá trị, trong những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã đầu tư, khai thác lợi thế, tạo ra các sản phẩm có chất lượng; không chỉ đáp ứng thị trường trong nước, mà còn đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Quy định về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 163 quy định chi tiết một số điều và biện pháp để tổ chức, hướng dẫn thi hành Luật Dược. Trong đó, quy định rõ về kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.

Cuối 2025, cả nước có 1.600km đường ven biển
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ, tuyến đường bộ ven biển có tổng chiều dài 2.838 km, với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp III, IV. Tuyến đường được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa khoảng 623 km quốc lộ và trên 2.200 km đường địa phương thuộc quy hoạch cấp tỉnh. Bộ Xây dựng cho biết, đến cuối năm nay, cả nước sẽ có khoảng 1.600km đường ven biển.

Kiểm kê đất đai 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản đề nghị UBND 34 tỉnh, thành phố tổng hợp số liệu kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024 của các cấp sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.