Ông Trần Ngọc Hà – cựu Chủ tịch VEAM bị bắt và vụ cả nghìn chiếc ô tô bị "ế"
Ông Trần Ngọc Hà - người vừa bị bắt do bị cáo buộc gây thất thoát tài sản nhà nước khi làm chủ tịch Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM)...

Nhấn để phóng to ảnh
VEAM là công ty trực thuộc Bộ Công Thương, được thành lập ngày 12/5/1990 với mục tiêu trọng tâm là phát triển ngành cơ khí Việt Nam.
Mặc dù nhiều sản phẩm VEAM sản xuất không có tính cạnh tranh, song VEAM vẫn hoàn thành tốt với hàng nghìn tỷ lợi nhuận mỗi năm.
Điều này nhờ phần lớn lợi nhuận được đem tới từ các liên doanh Toyota Việt Nam (VEAM góp vốn 20%), Honda Việt Nam (tỷ lệ 30%) và Ford Việt Nam (tỷ lệ 25%).
Liên quan đến doanh nghiệp này, tại kết luận thanh tra được công bố hồi tháng 5/2019, Bộ Công Thương đã chỉ ra loạt sai phạm liên quan đến công tác quản lý, sử dụng vốn, tài sản, hoạt động kinh doanh, tổ chức cán bộ...
Bộ Công Thương cũng cho biết đã chuyển một số vụ việc sang Bộ Công an để làm rõ và xử lý trách nhiệm đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý kinh tế.
Diễn biến mới nhất, ngày 3/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí (điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015).
Đồng thời ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét đối với: Ông Trần Ngọc Hà, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; ông Lâm Chí Quang, nguyên Tổng Giám đốc VEAM; ông Vũ Từ Công, Phó Tổng Giám đốc VEAM và Nguyễn Mạnh Chung, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn máy kéo nông nghiệp.
Các bị can bị bắt để điều tra về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Được biết, một trong các vụ việc được Bộ Công Thương chuyển hồ sơ sang công an là việc mua linh kiện phụ tùng ô tô (3.000 bộ linh kiện xe Hyundai Mighty; .500 bộ linh kiện của đơn đặt hàng giữa VEAM và chi nhánh Công ty TNHH Mekong Auto.
Trách nhiệm chính thuộc về ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch giai đoạn 2011-2014; Tổng giám đốc 2015-2018); Hội đồng thành viên HĐQT, Ban Tổng giám đốc; người đại diện vốn nhà nước; kế toán trưởng; chủ tịch các đơn vị thành viên…
Ngoài ra còn có việc chuyển tiền từ VEAM cho nhà máy ô tô VEAM. Trách nhiệm chính thuộc về ông Nguyễn Thành Giang (Tổng giám đốc 2010-2011); ông Lâm Chí Quang (Chủ tịch giai đoạn 2004-2011; Tổng giám đốc 2015 – 2018); ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch giai đoạn 2011-2014; Tổng goám đốc 2015-2019); ông Bùi Quang Chuyện (Chủ tịch 2015 đến nay); HĐTV HĐQT; Ban tổng giám đốc; người đại diện vốn; kế toán trưởng…
Nhà máy ô tô VM sau thời ông Trần Ngọc Hà
Một trong số vấn đề nổi cộm tại VEAM hiện nay đó việc phát triển nhà máy ô tô VM và số ô tô tồn kho “khủng”.
Tại ĐHCĐ năm 2019 diễn ra mới đây, lãnh đạo VEAM thừa nhận “hiện nay hoạt động của VM đang gặp rất nhiều khó khăn, sản phẩm Euro 4 chưa định hình ổn định, tồn kho sản phẩm Euro 2 rất lớn, tiêu thụ chậm, sử dụng vốn không hiệu quả”.
Báo cáo trước đó của lãnh đạo VEAM cho biết, lượng tồn kho của VM luôn ở mức rất cao so với doanh thu thực hiện hàng năm. Trong tổng số hơn 2.000 xe ô tô do VM sản xuất tồn thời điểm cuối năm 2018 thì nhiều xe khó tiêu thụ vì lỗi mốt.
Trong tờ trình cổ đông, VEAM cho biết việc giải quyết hàng tồn kho vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra.
Trả lời câu hỏi của cổ đông, ông Ngô Văn Tuyển – quyền Tổng giám đốc VEAM cho biết lượng vốn tồn kho là hơn 1.000 tỷ đồng với số lượng hơn 2.400 chiếc. Việc sản xuất của nhà máy gắn với việc tiêu thụ.
Trong khi việc tồn kho khó giải quyết khiến hoạt động nhà máy càng khó khăn. Nếu giảm giá bán lại lo mất vốn trong khi đây là doanh nghiệp nhà nước.
Trong một báo cáo của lãnh đạo đương nhiệm VEAM chỉ ra rằng “theo phương thức hợp tác do ông Trần Ngọc Hà chỉ đạo từ khi còn làm giám đốc VM đã chủ trương đưa ra thị trường xe thương hiệu VEAM. Thực chất xe này được tổ hợp từ các cụm linh kiện khác nhau từ nhiều nhà cung cấp chứ không sử dụng bộ linh kiện đồng bộ. Phương thức này đã dẫn đến VEAM không có đối tác hợp tác về sản xuất sản phẩm”.
Thực tế từ trước đến này, VM không có đối tác và sản phẩm chủ đạo, phát triển sản phẩm dàn trải, vòng đời sản phẩm ngắn, tồn kho không tiêu thụ được.
Được biết, ông Trần Ngọc Hà – cựu Chủ tịch VEAM – đã từng trải qua nhiều chức vụ tại doanh nghiệp này.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải, ông Hà bắt đầu làm việc ở Công ty cơ khí Trần Hưng Đạo từ tháng 8/1988 với chuyên ngành đào tạo là kỹ sư cơ khí ô tô.
Tháng 10/1999, ông Hà được VEAM tuyển dụng làm chuyên viên thị trường kinh doanh và tháng 11/2000 đã được đề bạt làm trưởng phòng. Tháng 1/2010 ông Hà được đề bạt làm Phó tổng giám đốc kiêm Giám đốc nhà máy ô tô. Tháng 4/2011, ông Hà được đề bạt là Chủ tịch Hội đồng thành viên VEAM.
Theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương hồi tháng 5/2019, trong quá trình điều hành VEAM ông Hà có nhiều sai phạm như mua quá nhiều linh kiện ngoài kế hoạch, bổ nhiệm cán bộ sai quy định...
Trước đó, hồi tháng 3/2019 ông Hà bị bãi nhiệm chức danh Tổng giám đốc vì liên quan đến thương vụ mua bán 3.000 linh kiện phụ tùng ô tô xe Hyundai để sản xuất và tiêu thụ của VEAM, trị giá khoảng 1.600 tỷ đồng mà không thông qua HĐQT.
Tuy nhiên sau đó, ông Hà cho rằng, những lý do bãi nhiệm ông không hơp lý. Ví dụ như việc bán 3000 bộ linh kiện phụ tùng là theo thẩm quyền đã được phân cấp cho Tổng giám đốc và việc đó cũng không gây hậu quả, thậm chí còn có lãi cho VEAM.
Đến tháng 4/2019, hồ sơ sai phạm của ông Hà được Bộ Công Thương chuyển sang CO3. Ngày 28/6, HĐQT (VEAM) bãi nhiệm chức danh Thành viên HĐQT với ông Hà. Quyết định này đã được các cổ đông thông qua tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 tổ chức hai ngày sau đó.
Nguyễn Khánh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khởi tố 6 bị can về tội giả mạo công tác
Qua công tác nắm tình hình, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh phát hiện tại kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 – 2025 trên địa bàn tỉnh có nhiều thí sinh có điểm thi cao bất thường nên đã tập trung xác minh, làm rõ. Kết quả xác minh ban đầu đã xác định, tại Hội đồng thi THPT Tĩnh Gia 4, kỳ thi vào lớp 10, năm học 2024 – 2025 có bài thi của một thí sinh có sửa chữa, xoá và ghi thêm đáp án vào bài thi.

Tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất chuẩn bị đưa ra thị trường
Theo thông tin từ cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa, Công an phường Sầm Sơn, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 2, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đột xuất khám kho đông lạnh Thanh Bình, địa chỉ tại Cảng Hới, phường Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây, các đơn vị chức năng đã tạm giữ hơn 13 tấn chân gà ngâm hóa chất chuẩn bị đưa ra thị trường.

Phát hiện, triệt phá gần 10 vụ đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua mạng internet
Tình hình tội phạm và tệ nạn đánh bạc trên địa bàn tỉnh mặc dù được kiềm chế nhưng vẫn còn tiềm ẩn phức tạp. Tính riêng từ đầu năm 2025 đến nay, lực lượng công an trong tỉnh đã phát hiện, triệt phá gần 10 vụ đánh bạc, tổ chức đánh bạc qua mạng internet.

Tiếp tục bắt giữ nhiều đối tượng hình sự cộm cán
Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc và Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa về quyết liệt đấu tranh triệt xóa các băng, ổ nhóm tội phạm, phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ huy động lực lượng, triển khai các biện pháp đấu tranh. Qua đó, tiếp tục bắt giữ nhiều đối tượng hình sự cộm cán trên địa bàn.

Thanh Hóa khởi tố 194 vụ buôn lậu, gian lận thương mại
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, 6 tháng đầu năm 2025, Thanh Hóa đã xử lý 1.144 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, khởi tố 194 vụ và thu nộp ngân sách hơn 156 tỷ đồng.

Cảnh báo tình trạng giả mạo nhân viên Điện lực để lừa đảo
Thời gian gần đây có tình trạng một số đối tượng xấu lợi dụng thông tin về việc các địa phương sáp nhập, điều chỉnh địa giới hành chính để thực hiện hành vi lừa đảo, giả danh nhân viên Điện lực yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ của Thi hành án dân sự Thanh Hoá
Chiều 6/7, tại Thi hành án dân sự tỉnh Thanh Hoá, Bộ Tư Pháp đã tổ chức lễ công bố các quyết định về công tác tổ chức cán bộ. Dự lễ công bố có các đổng chí: Đặng Hoàng Oanh, Thứ trưởng bộ Tư pháp; Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá; lãnh đạo Cục Thi hành án, lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh.

Khởi tố, bắt tạm giam nhiều đối tượng hình sự cộm cán
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Vi (tức Vi “ngộ”) sinh năm 1981, trú tại 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình và Lê Kim Thu (tức Thu vệ sĩ), sinh năm 1984, trú tại phường An Hưng, thành phố Thanh Hóa cùng nhiều đối tượng khác có liên quan. Đây đều là những đối tượng hình sự cộm cán, từng nhiều lần bị xử lý về hành vi vi phạm pháp luật.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng hình sự cộm cán Nguyễn Văn Vi (tức Vi ngộ)
Ngày 30/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Nguyễn Văn Vi (tức Vi “ngộ”) sinh năm 1981, trú tại 130 Đào Duy Từ, phường Ba Đình, thành phố Thanh Hóa và các đối tượng có liên quan. Các quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.

Bắt quả tang đối tượng có hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa vừa phối hợp đấu tranh thành công chuyên án, bắt 1 đối tượng, ngăn chặn kịp thời hành vi vận chuyển trái phép vật liệu nổ trên khu vực biên giới biển.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.