OPEC+ nhất trí tăng nhẹ sản lượng dầu mỏ
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) ngày 3-8 nhất trí tăng nhẹ sản lượng, thêm 100.000 thùng/ngày trong tháng 9, thấp hơn nhiều so với mức tăng trước đó.

Theo một tuyên bố được đưa ra sau một hội nghị cấp bộ trưởng diễn ra trực tuyến hôm 3-8, OPEC+ quyết định nâng sản lượng dầu lên thêm 100.000 thùng/ngày. Con số này sẽ được chia cho 23 quốc gia trong OPEC+. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là có khả năng tăng sản xuất.
Theo đó mức tăng này tương đương 0,1% nhu cầu toàn cầu. Mức tăng nêu trên diễn ra sau nhiều tuần đồn đoán rằng chuyến đi của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Trung Đông sẽ khiến nguồn cung dầu mỏ dồi dào hơn hồi tháng trước. Các nhà phân tích nhận định việc tăng sản lượng nhỏ giọt của OPEC+ là sự thất bại đối với chuyến công du Ả Rập xê út của tổng thống Biden - vốn để yêu cầu lãnh đạo nhóm này bơm dầu nhiều hơn để giúp Mỹ và nền kinh tế toàn cầu.
Trong những tháng vừa qua, OPEC đã tăng sản lượng theo đúng mục tiêu đề ra là khoảng 430.000 - 650.000 thùng/ngày. Theo thống nhất trên văn bản thì ở thời điểm này của năm, sản lượng dầu của OPEC+ đã phục hồi về mức trước dịch COVID-19 nhưng trên thực tế 23 quốc gia thuộc OPEC+ đều đang chật vật tìm cách hoàn thành chỉ tiêu. Ả rập Xê-út và UAE là 2 quốc gia duy nhất còn dư công suất khai thác để tăng sản lượng.
Giá dầu thế giới đã giảm ngay sau quyêt định của OPEC +. Cụ thể, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9 đã giảm 3,76 USD (tương đương 4%) xuống 90,66 USD/thùng trên sàn giao dịch hàng hóa New York. Giá dầu thô Brent giao tháng 10 cũng giảm 3,76 USD (3,7%) xuống gần 96,78 USD/thùng trên sàn giao dịch liên lục địa.

Nga sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine
Ngày 20/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, nước này sẵn sàng tiến hành thêm các cuộc tiếp xúc với Ukraine và sẽ đề xuất làm việc về một bản ghi nhớ liên quan đến một thỏa thuận hòa bình tiềm năng.

Đàm phán Doha bế tắc, Israel rút đại diện về nước
Giữa bối cảnh xung đột ở Dải Gaza chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vòng đàm phán hòa bình tại Doha – do Qatar chủ trì với sự tham gia của Mỹ, Ai Cập, Israel và Hamas – bất ngờ rơi vào bế tắc. Diễn biến nghiêm trọng hơn khi phía Israel quyết định rút toàn bộ phái đoàn về nước, cáo buộc Hamas “không nghiêm túc với các điều khoản thỏa thuận”. Động thái này không chỉ đặt dấu chấm hết cho nỗ lực trung gian hòa giải của Qatar trong ngắn hạn, mà còn đẩy triển vọng ngừng bắn lún sâu vào bế tắc. Trong khi các bên vẫn đang chỉ trích lẫn nhau và đổ lỗi cho đối phương, hàng nghìn dân thường ở Gaza tiếp tục gánh chịu hậu quả nặng nề từ chiến sự kéo dài.

Hàn Quốc và Mỹ khởi động vòng đàm phán thương mại mới
Hàn Quốc và Mỹ đã chính thức bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp chuyên viên mới tại Washington DC, tập trung vào các vấn đề then chốt về thuế quan và thương mại song phương. Cuộc đàm phán này diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc đang nỗ lực giảm thiểu tác động từ các biện pháp thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump.

Thượng viện Pháp công bố kết quả điều tra vụ bê bối nước khoáng của Nestle
Sau cuộc điều tra kéo dài 6 tháng và liên quan đến hơn 70 phiên điều trần, ngày 19/5, Thượng viện Pháp đã thông báo kết quả cuộc điều tra liên quan tới vụ bê bối quy trình xử lý sản phẩm nước khoáng nổi tiếng Perrier của “đại gia” thực phẩm Nestle.

Tổng thống Macron công bố hàng chục tỷ USD đầu tư mới vào Pháp
Ngày 19/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao kinh doanh quốc tế "Lựa chọn nước Pháp” (Choose France) lần thứ 8 tại Cung điện Versailles, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã công bố khoảng 20 tỷ euro được đầu tư mới vào quốc gia này.

Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do chính sách thuế của Mỹ
Ngày 19/5, Thái Lan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2025 do những biến động thương mại từ chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

EU cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro
Trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu bùng phát cũng như nguy cơ thiên tai gia tăng, ngày 19/5 Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực đồng euro (Eurozone) trong năm 2025.

EU tăng tốc luật hóa quy định hạn chế trẻ em sử dụng mạng xã hội
Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiên phong trong nỗ lực ngăn chặn trẻ em sử dụng mạng xã hội theo một đề xuất đang gây chú ý.

Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa Anh và EU hậu Brexit
Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Anh ngày 19.5 đã chính thức ký hàng loạt các thoả thuận về quốc phòng - an ninh, thương mại, đánh bắt cá ... Sự kiện này được xem là bước ngoặt mới trong việc thiết lập lại quan hệ giữa hai bên kể từ sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit).

Kế hoạch điện đàm của ông Trump với lãnh đạo Nga, Ukraine
Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ có cuộc điện đàm vào ngày 19/5, sau đó ông Trump sẽ điện đàm với Tổng thống Ukraine và các nhà lãnh đạo NATO.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.