Petroland có Chủ tịch vừa bị bắt: Làm ăn bết bát, lùm xùm đất nghìn tỷ giá "bán như cho"
Petroland cho hay, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do nhiều chi phí phát sinh do xử lý các tồn tại từ giai đoạn trước là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ. Lỗ lũy kế tính đến hết thời điểm 30/06/2019 lên đến gần 238 tỷ đồng.

Nhấn để phóng to ảnh
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 2/10, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Bùi Minh Chính, nguyên giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng và đô thị dầu khí (Petroland) để điều tra về hành vi "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Bộ Công an cho biết, qua quá trình xác minh về những sai phạm xảy ra tại Công ty Petroland theo kiến nghị khởi tố của Cục An ninh kinh tế Bộ Công an, căn cứ kết quả điều tra và tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 30/9/2019, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty Petroland.
Kết quả điều tra bước đầu xác định, với tư cách là Giám đốc Công ty Petroland, Bùi Minh Chính đã ký hợp đồng, duyệt thanh toán nhiều hợp đồng môi giới bất động sản, dịch vụ tư vấn nhà đất và ký hợp đồng bán bất động sản của Petroland trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Petroland gần 100 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, hồi tháng 6/2017, ông Bùi Minh Chính được bầu làm Chủ tịch HĐQT Công ty Petroland nhiệm kỳ 2017-2021. Trước đó, từ tháng 5/2009 đến tháng 8/2018, ông Chính làm Giám đốc Petroland.
Trong báo cáo tài chính mới nhất vừa được công bố - BCTC bán niên năm 2019 đã soát xét, bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp này tiếp tục ảm đạm.
Cụ thể, doanh thu 6 tháng đầu năm 2019 của Công ty CP Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland – mã PTL) đạt 22,1 tỷ đồng, giảm 20% so với cùng kỳ. Doanh thu chủ yếu từ hoạt động cho thuê văn phòng, quản lý tòa nhà trong khi không ghi nhận doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản.
Nhờ không còn phát sinh khoản chi phí khác đột biến như cùng kỳ năm ngoái, Petroland chỉ còn lỗ sau thuế là 6,1 tỷ đồng. Cùng kỳ năm ngoái, công ty này cũng báo lỗ 8,1 tỷ đồng.
Petroland cho hay, tình hình sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do nhiều chi phí phát sinh do xử lý các tồn tại từ giai đoạn trước là nguyên nhân chính dẫn đến việc thua lỗ. Lỗ lũy kế tính đến hết thời điểm 30/06/2019 lên đến gần 238 tỷ đồng.
Trước đó, Petroland đã trải qua nhiều quý lỗ liên tiếp. Chính vì vậy, trong năm 2019, Petroland lên kế hoạch doanh thu đạt 54 tỷ đồng tuy nhiên không đặt mục tiêu lợi nhuận cụ thể.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 của Petroland, một nhóm cổ đông đã yêu cầu ngừng ngay việc chuyển nhượng đất nghìn tỷ với giá “bán như cho” Tập đoàn Đất Xanh. Theo nhóm cổ đông Petroland, nếu như có thể thu hồi khu đất 8,7 ha chuyển nhượng cho Đất Xanh chưa hoàn thành hợp đồng, có người đã chịu mua đến 3.000 tỷ đồng.
Cũng theo lập luận của nhóm cổ đông, việc chuyển nhượng dự án cho Đất Xanh của HĐQT Petroland là sai hoàn toàn trong việc định giá và quy trình đấu giá cổ phần nhà nước theo nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Chưa kể, theo hợp đồng chuyển nhượng vốn cho Đất Xanh, Petroland còn phải thực hiện nghĩa vụ "bao" luôn tiền đóng sử dụng đất cho Đất Xanh. Theo đó, Petroland có thể phải mất thêm tầm 500 tỷ đồng tiền đóng quyền sử dụng đất tại Quận 9. Điều mà hầu như từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ.
Ngoài ra theo phản ánh của báo chí, chỉ trong khoảng 1 năm (2016 - 2017), Petroland vội vàng chuyển nhượng nhiều dự án “vàng” không qua đấu giá với giá khá “mềm”, có dấu hiệu gây thiệt hại cả trăm tỷ đồng của nhà nước.
Đầu tháng 8 vừa qua, các cổ đông Petroland đã gửi đơn tố cáo một số lãnh đạo Petroland (giai đoạn từ 2008 - tháng 4/2018) điều hành đầu tư kinh doanh nhiều dự án bất động sản không đúng quy định về đầu tư vốn nhà nước, có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Qua đó, nhiều dự án chung cư, khu đô thị mới, sân golf, biệt thự sinh thái của Petroland góp vốn đều mua bán không qua đấu giá…
Nguyễn Mạnh/ Dân trí
Đọc thêm

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 năm 2025 duy trì ở mức thấp
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm trong quý 2 cũng như nửa đầu năm 2025 tiếp tục duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Tuy nhiên, dòng tiền từ dân cư và doanh nghiệp vẫn tiếp tục chảy mạnh vào hệ thống ngân hàng.

Thu hút đầu tư vào tỉnh Thanh Hoá tăng 15,6% so với cùng kỳ
6 tháng đầu năm, Thanh Hoá đã thu hút được 61 dự án đầu tư trực tiếp, trong đó có 5 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký trên 12.900 tỷ đồng và 198,6 triệu USD, tăng 15,6% so với cùng kỳ.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.