Phản bác luận điệu xuyên tạc về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Trong khi người dân cả nước đang hăng hái đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) 2023 – Bộ Luật cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, thì nhiều đối tượng cơ hội chính trị đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận, quyền dân chủ để đăng tải các luận điệu xuyên tạc về nội dung, ý nghĩa của dự thảo Luật cũng như chống phá hoạt động lấy ý kiến Nhân dân. Nhận định rõ thủ đoạn của chúng, sẽ giúp người dân có cái nhìn khách quan, chính xác, phát huy trí tuệ tập thể để xây dựng, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) theo hướng sát với thực tiễn và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân.
Ngay khi Nghị quyết 671 của Quốc hội và Nghị quyết số 170 của Chính phủ về việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành, một số trang mạng xã hội đã xuất hiện những bài viết cho rằng: Việt Nam sửa đổi Luật Đất đai là để thao túng thị trường đất đai, lồng ghép lợi ích cho những cá nhân hay nhóm người nhất định, chứ không vì lợi ích của Nhân dân. Và để chứng minh quan điểm này, các đối tượng đã viện dẫn, cắt gọt phát ngôn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cho đó là bằng chứng để tố cáo. Chúng phủ nhận sạch trơn giá trị của sự đổi mới là để thay thế cái cũ, khắc phục những bất cập còn tồn tại, mà ngụy biện rằng, thực tế nhiều năm qua có sự cài cắm lợi ích vào trong luật. Do đó, Việt Nam có sửa đổi Luật nhiều lần thì Bộ Luật cũng chỉ là hoạt động chắp vá, không thực tiễn, thế nên mới phải sửa đổi thường xuyên.
Tuy nhiên, đây là những kết luận vô căn cứ. Theo nhận định của Liên đoàn Luật sư Việt Nam – những người trực tiếp nghiên cứu và thực thi pháp luật trong nhiều năm qua, Luật Đất đai sửa đổi lần này được xây dựng công phu, đảm bảo cả về kỹ thuật lập pháp và tính dự báo đối với những tình huống có thể phát sinh trong tương lai. Các chương, điều của Luật, đặc biệt là những quy định về việc công khai thông tin liên quan đến quy hoạch, dự án sử dụng đất; thủ tục hành chính về cấp quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã gắn sát với thực tiễn và tháo gỡ được những vướng mắc còn tồn tại trong Bộ Luật cũ. Ngoài ra, còn nhiều nội dung được đánh giá là mới, có tính đột phá và ưu việt hơn so với Luật Đất đai 2013. Luật sư Trịnh Ngọc Ninh – Trưởng Đoàn Luật sư tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Liên quan đến câu chuyện về giá, là đột phá lớn. Dự thảo đã đưa ra cách tính giá bồi thường đất theo giá thị trường, bảo đảm lợi ích của người dân. Ngoài ra, còn có điểm về áp dụng Luật là điểm ưu việt. Điều 4 đã có ngoại lệ, nếu như đấu giá quyền sử dụng đất thì áp dụng Luật đấu giá, nếu đấu thầu đất thì áp Luật đấu thầu. Đây là điểm giúp giảm khiếu kiện, khiếu nại".
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) hiện đang được tổ chức lấy ý kiến Nhân dân gồm 16 chương, 236 điều, mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai phù hợp với thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong điều kiện hội nhập quốc tế, và nâng cao hiệu quả quản lý đất đai, tránh thất thoát, lãng phí nguồn lực và tạo động lực để phát triển đất nước. Do đó, các nội dung liên quan đến công tác quản lý đất đai được xây dựng chi tiết, cụ thể, sát với thực tiễn. Các cơ quan quản lý đất đai cho biết, bộ khung dự thảo Luật lần này được xây dựng khoa học, rõ ràng, bản thân lãnh đạo cơ quan quản lý Nhà nước và chính cán bộ thực thi nhiệm vụ cũng có cơ hội được nghiên cứu kỹ lưỡng, từ đó có nhiều ý kiến đóng góp giá trị, nhất là đối với những vấn đề được xem là rất "nhạy cảm", "phức tạp" thời gian qua như thu hồi, bồi thường đất trong công tác giải phóng mặt bằng.
Nói về vấn đề này, ông Lê Mai Khanh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa cho biết: "Luật Đất đai 2013 đã được đánh giá rất kỹ để có cơ sở sửa đổi tại Luật Đất đai 2023. Về bồi thường giải phóng mặt bằng, trong đó xác định diện tích đất ở phải thu hồi và diện tích còn đủ điều kiện để ở thì lại không được bồi thường bằng đất, điều này dự thảo Luật 2023 cũng đã quy định cụ thể. Về giá đất thì Luật cũng quy định cụ thể để xác định giá khi bồi thường giải phóng mặt bằng. Chúng tôi đánh giá là Luật sửa đổi lần này đã đáp ứng được nguyện vọng của Nhân dân đối với khắc phục các tình trạng lâu nay còn vướng mắc". Ông Đoàn Hoàng Long, công chức Địa chính – Xây dựng, UBND phường Điện Biên, thành phố Thanh Hóa cũng bày tỏ: "Tôi cho rằng những quy định trong dự thảo Luật lần này đã tạo thuận lợi rất nhiều cho cán bộ công chức khi thực thi nhiệm vụ cũng như người dân khi thực hiện các quyền, nghĩa vụ, thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Rất mong Luật sớm hoàn thiện và đi vào cuộc sống".
Lợi dụng sự phổ biến thông tin nhanh, số lượng người truy cập lớn trên nền tảng mạng xã hội, các thế lực thù địch cũng liên tục lập những tài khoản ảo, tài khoản giả mạo, tự đăng tải bài viết rồi lại tự đóng vai là người dân để comment, cổ xúy quan điểm sai trái, từ đó hướng lái dư luận, để mọi người hiểu sai bản chất vấn đề, cho rằng việc lấy ý kiến Nhân dân chỉ là hoạt động mang tính hình thức, tạo tâm lý hoang mang và gây mất lòng tin, dẫn đến bất hợp tác với chính quyền.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc lấy ý kiến Nhân dân vào dự thảo Luật là một trong những hoạt động cực kỳ quan trọng, được Quốc hội, Chính phủ, các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương triển khai bài bản, khoa học, công khai. Không chỉ dừng ở việc tổ chức lấy ý kiến, nhiều đơn vị còn tổ chức hội thảo chuyên đề bàn sâu, phân tích kỹ các nội dung quan trọng của dự thảo Luật Đất đai lần này. Việc lấy ý kiến cũng được thực hiện rộng rãi ở tất cả các cấp quản lý Nhà nước, các cơ quan, ban, ngành và các tổ chức chính trị xã hội. Tài liệu của dự thảo Luật được công khai trên mạng internet, tuyên truyền qua hệ thống loa, đài truyền thanh cơ sở, đảm bảo quyền tiếp cận dự thảo Luật, quyền được tiếp thu ý kiến qua nhiều kênh, nhiều tổ chức khác nhau của mọi tầng lớp Nhân dân.
Bà Lê Thị Huyền, Phó Chủ tịch Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa cho biết" "Mặt trận tổ quốc tỉnh đã hướng dẫn chỉ đạo Mặt trận tổ quốc huyện tổng hợp đầy đủ tất cả ý kiến góp ý của Nhân dân. Đối với cấp tỉnh thì chúng tôi đã gửi đến 30 tổ chức thành viên, đồng thời sẽ tổ chức hội nghị toàn tỉnh. Trên cơ sở đó sẽ tổng hợp khoa học, theo từng mục, từng điều, nêu rõ đề nghị sửa đổi bổ sung như thế nào và lý do sửa đổi". Bà Đỗ Thị Bảy, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Thanh Hóa cũng cho biết: "Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố đã triển khai kịp thời đến Hội Liên hiệp phụ nữ 36 phường xã và các đơn vị trực thuộc, đồng thời đăng tải nội dung dự thảo Luật công khai trên các trang mạng xã hội để cán bộ dễ tra cứu, nghiên cứu và tham gia góp ý. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, chúng tôi đã nhận được hàng trăm ý kiến, trong đó có nhiều ý kiến tâm huyết, nội dung góp ý trải dài nội dung của Dự thảo Luật". Ông Nguyễn Viết Nguyên, tổ dân phố 9, phường Quảng Phú, thành phố Thanh Hóa chia sẻ: "Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, tôi nghĩ rằng tính hoàn thiện về mặt pháp lý so với Bộ Luật trước rất tốt, hạn chế tiêu cực trong quản lý đất đai, đồng thời tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, nắm vững nội dung. Mong muốn của người dân chúng tôi là làm rõ hơn dự án đang triển khai, đặc biệt một số dự án thu hồi rồi nhưng chậm triển khai, kéo dài".
Đợt lấy ý kiến đóng góp của Nhân dân lần 2 vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra từ 3/1 đến 15/3/2023. Sau khi tổng hợp các ý kiến, ban soạn thảo luật sẽ tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện, lấy ý kiến rộng rãi về những vấn đề còn nhiều tranh cãi trước khi chính thức trình Quốc hội thông qua và ban hành.
Hiện nay, các đối tượng phản động còn đăng tải các câu chuyện tiêu cực liên quan đến đất đai, nhằm gây ác cảm, nhận thức sai lầm, để người dân không tham gia góp ý, xây dựng Luật. Đây là thủ đoạn mới, tinh vi, khó nhận diện, vì không trực tiếp công kích vào dự thảo Luật. Người dân cần hết sức tỉnh táo, cảnh giác để không bị lôi kéo, dẫn dắt, tin và nghe theo các thông tin sai, xấu, độc, kiên quyết bài trừ các luận điệu phản động, chia rẽ, làm mất niềm tin vào chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, góp phần xây dựng Bộ Luật Đất đai thực chất, có tính khả thi cao và sát với thực tiễn.
Bá Thước chung tay xây dựng nhà cho các hộ khó khăn về nhà ở
Theo kết quả rà soát của huyện Bá Thước, hiện nay trên địa bàn huyện còn 4.116 hộ khó khăn cần hỗ trợ về nhà ở, trong đó có 2.718 hộ cần hỗ trợ xây mới, 1.398 hộ cần hỗ trợ sửa chữa. Trong những năm qua, nguồn kinh phí hỗ trợ các hộ nghèo xây mới sửa chữa nhà ở chủ yếu từ chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực hạn chế, tiến độ thực hiện còn chậm, do đó với việc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025 chính là động lực quan trọng, tiếp thêm sức mạnh để Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân huyện Bá Thước cùng chung tay vì mục tiêu an cư, lạc nghiệp cho các hộ còn khó khăn về nhà ở.
Phát huy vai trò của Câu lạc bộ lý luận trẻ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Sau 1 thời gian được thành lập và đi vào hoạt động, mô hình Câu lạc bộ lý luận trẻ trên địa bàn tỉnh đã và đang góp phần phát huy vai trò của tuổi trẻ trong việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tích cực đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Việt Nam thực hiện mạnh mẽ các cam kết quốc tế về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Trong khuôn khổ khóa họp thường kỳ lần thứ 57 vừa diễn ra vào tháng 9 vừa qua, Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả rà soát định kỳ phổ quát UPR đối với Việt Nam, ghi nhận những tiến bộ về mọi mặt của Việt Nam về hoàn thiện thể chế, pháp luật cũng như những hành động cụ thể, nhất quán từ cấp Trung ương đến cấp địa phương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Trong đó, bảo vệ nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương, trao cho họ cơ hội được phát triển bình đẳng được đánh giá là kết quả nổi bật nhất của Việt Nam trong thực hiện các cam kết và khuyến nghị được Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc cũng như các tổ chức quốc tế đưa ra tại các Phiên đối thoại trước đó.
Thanh Hóa: Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa hiện đang phối hợp với Huyện ủy, Thành ủy và Thị ủy các địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Tuyên giáo năm 2024 cho đội ngũ cán bộ tuyên giáo cơ sở.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
Thực hiện Kết luận 624 năm 2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền và hệ thống chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và đạt nhiều kết quả tích cực.
Công tác Dân vận - Cầu nối vững chắc giữa Nhân dân với Đảng
Ngày 15/10, kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống công tác Dân vận của Đảng. Trải qua 94 năm, công tác Dân vận trong từng giai đoạn cách mạng có những yêu cầu, nội dung khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân, tạo thành sức mạnh to lớn để bảo vệ và phát triển đất nước. Tại tỉnh Thanh Hóa, Ban Dân vận Tỉnh ủy luôn đóng vai trò quan trọng trong công tác vận động quần chúng, tập trung hướng mạnh về cơ sở, nắm bắt và giải quyết kịp thời, có hiệu quả những kiến nghị, vấn đề bức xúc chính đáng của Nhân dân.
Người "vác tù và hàng tổng"
Được ví như "cầu nối" giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, trong những năm qua, đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã phát huy tinh thần, trách nhiệm, uy tín của người đảng viên, gương mẫu, đi đầu, vận động Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần đắc lực trong việc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ thôn, bản, người có uy tín luôn bền bỉ cống hiến bằng tinh thần vì nước, vì dân.
Thanh Hóa nỗ lực nâng cao số lượng, chất lượng nguồn đảng viên là học sinh
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác phát triển Đảng trong học sinh tại các trường THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và các trường cao đẳng nghề có hệ giáo dục thường xuyên. Bên cạnh việc nâng cao số lượng, Đảng bộ,Chi bộ các nhà trường còn tập trung nâng cao chất lượng nguồn học sinh, đảm bảo vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức và năng lực học tập, rèn luyện tốt, xứng đáng đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhận diện "Cách mạng màu" và những nguy cơ tiềm ẩn đối với Việt Nam hiện nay
"Cách mạng màu", hay còn gọi "cách mạng nhung", "cách mạng đường phố" là thuật ngữ xuất hiện nhiều vào cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 và vẫn tiếp tục âm ỉ thâm nhập và lan rộng tại nhiều quốc gia, khu vực; gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề. Tại Việt Nam, "Cách mạng màu" cũng đã từng nhiều lần manh nha xuất hiện. Bài học về "Cách mạng màu" vẫn chưa bao giờ là cũ, luôn phải được ghi nhớ, khắc sâu; để kịp thời có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn, không để có cơ hội thâm nhập và bùng phát.
Tỏa sáng phẩm chất "Bộ đội Cụ Hồ" tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn
Cụ Tống Văn Sơn sinh ngày 03/3/1946, trong một gia đình nghèo có truyền thống hiếu học và giàu truyền thống cách mạng tại làng Nhuận Thạch, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn. Mặc dù, đã 80 tuổi nhưng với sự tinh thông về y khoa, am hiểu ngành y, sự tận tụy trong công việc nên Cụ đã chữa khỏi bệnh cho rất nhiều bệnh nhân từ các xã, các huyện trên địa bàn toàn tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.