Phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu, tay chân miệng
Giống các bệnh truyền nhiễm khác, biểu hiện khởi đầu của đậu mùa khỉ là sốt, sưng hạch, sau đó ít ngày bắt đầu xuất hiện các tổn thương trên da là các mụn (mụn nước, khô, đóng vảy sau đó bong vảy ra).
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết những người mắc bệnh đậu mùa khỉ khởi đầu cũng giống các bệnh truyền nhiễm khác với biểu hiện sốt. Đa số các bệnh nhân có tình trạng sưng to các hạch, sau đó ít ngày bắt đầu xuất hiện các tổn thương trên da là các mụn, đầu tiên là ban sau đó phát triển thành mụn nước, sau khô đi, đóng vảy, bong vảy ra- lúc này bệnh sẽ hồi phục.
Triệu chứng như sốt, phát ban, thậm chí nổi hạch rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nhiều bệnh lý sẽ có các triệu chứng đó. Tuy nhiên có điểm khác đặc trưng là sau 3-4 ngày sốt, nổi hạch thì người bệnh bắt đầu xuất hiện các tổn thương trên da.
"Lúc này, chúng ta sẽ ít nhầm lẫn với các bệnh thông thường khác. Nếu có thì cũng chỉ nhầm lẫn sang các bệnh có mụn nước trên da đặc trưng như vậy như (đậu mùa, thủy đậu)", BS Cấp nói.

Dưới đây là hướng dẫn phân biệt bệnh đậu mùa khỉ theo Hướng dẫn của Bộ Y tế:
Bệnh/Đặc điểm | Đậu mùa khỉ | Đậu mùa (smallpox) | Thủy đậu (chicken pox) | Tay chân miệng | Herpes lan tỏa |
Phân bố của ban | Ban xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Có thể gặp niêm mạc: mắt, miệng. | Ban theo trình tự: đầu tiên trên mặt, bàn tay và cẳng tay, sau đó trên thân mình. | Ban xuất hiện đầu tiên trên mặt và thân, nhanh chóng lan ra khắp cơ thể. | Loét miệng. Phát ban trên da ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. | Thường xuất hiện vùng niêm mạc miệng, sinh dục sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân. |
Sự xuất hiện của ban | Cùng lứa tuổi, xuất hiện cùng thời điểm. Nốt phỏng nước đơn lẻ hoặc có thể tạo thành đám tổn thương trên da. | Ban xuất hiện sau 2-3 ngày đầu. | Đa lứa tuổi, xuất hiện thời gian khác nhau. | Đa lứa tuổi. Một số trường hợp phát ban không rõ ràng hoặc chỉ có loét miệng. | Cùng lứa tuổi. Các mụn nước tập trung thành chùm, đau rát, nhanh chóng vỡ. |
Tiến triển của ban | Chậm | Nhanh | Nhanh | Nhanh | Nhanh |
Kích thước ban | Trung bình 5-10 mm. | Trung bình 5-10 mm. | Kích thước nhỏ đường kính 2-3 mm. | Kích thước nhỏ, 2-3 mm. | |
Thời gian tồn tại ban | 2-4 tuần | 2-3 tuần | 1-2 tuần | Dưới 7 ngày. | Ban nhanh chóng vỡ, sau 3 - 4 ngày. |
Biểu hiện khác | Sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. | Sốt, tiêu chảy, đau người, mệt mỏi. | Sốt, mệt mỏi. | Sốt, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy. | Mệt mỏi, chán ăn, sưng hạch phụ cận. |
Di chứng | Có thể để lại sẹo rỗ. | Có thể để lại sẹo rỗ sâu. | Có thể để lại một sẹo lõm nông. | Có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. | Có thể để lại vết thâm |
Theo Dân trí

Bộ Y tế khuyến khích người dân tiêm vaccine phòng cúm
Để tiếp tục chủ động phòng, chống và kiểm soát bệnh cúm mùa, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị liên quan triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh cúm và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Đặc biệt, Bộ Y tế khuyến khích người dân chủ động tiêm vaccine phòng cúm.

Nhiều người mắc cúm A có diễn biến nặng từ các bệnh lý nền
Theo Bộ Y tế, số ca mắc cúm hiện nay đang tăng nhẹ, chủ yếu do virus cúm A/H3N2, H1N1 và cúm B. Dù phần lớn các ca bệnh ở mức độ nhẹ, các bác sĩ vẫn cảnh báo nhóm nguy cơ cao như trẻ nhỏ, người cao tuổi và người mắc bệnh nền cần đặc biệt thận trọng.

Nhiều bệnh nhân nhập viện vì viêm phổi nặng
Sau Tết Nguyên đán, số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị các bệnh lý về phổi tại Bệnh viện Phổi Thanh Hoá tăng cao, trong đó có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng. Theo các bác sĩ, viêm phổi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nhập viện và tử vong ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh lý nền nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Đảm bảo đủ thuốc điều trị cúm
Theo Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, thời gian gần đây, tình hình bệnh cúm có diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương ở phía Bắc, nên nhu cầu sử dụng thuốc điều trị cúm, đặc biệt là thuốc kháng virus, có xu hướng gia tăng. Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các địa phương, các bệnh viện, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc về việc đảm bảo cung ứng thuốc điều trị bệnh cúm.

Xử nghiêm việc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá thuốc
Ngày 12/2, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc, các bệnh viện, cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc về việc đảm bảo cung ứng và kiểm soát giá thuốc điều trị cúm mùa.

Việt Nam đang tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân
Theo Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tỷ lệ và số người tham gia bảo hiểm y tế tăng nhanh, tiệm cận bảo hiểm y tế toàn dân.

Thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm trong mùa lễ hội năm 2025.

Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, bệnh sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp
Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được Công văn số 656/BYT-DP ngày 08/02/2025 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:

Hơn 1 triệu người Việt nhiễm sán
Theo Đại diện Viện Sốt rét Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: Tại Việt Nam có khoảng 1 triệu người nhiễm sán lá gan do ăn cá làm gỏi, muối hoặc chưa nấu chín và hàng trăm nghìn trường hợp mắc các bệnh giun sán khác.

Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
Hiện nay, điều kiện thời tiết mùa Đông - Xuân với khí hậu ẩm thấp là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Bên cạnh đó, nhu cầu đi lại, giao thương và các hoạt động lễ hội đầu năm tăng cao làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Trước tình hình trên, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.