Phấn đấu cơ bản hoàn thành cầu Tổ Rồng trong năm 2023
Cầu Tổ Rồng và đường từ Quốc lộ 47 đi cầu Tổ Rồng là những dự án quan trọng của huyện Thường Xuân, được kỳ vọng sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách đi lại của người dân hai bên bờ sông Chu, tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội các xã trong khu vực. Chính vì vậy, huyện Thường Xuân đang nỗ lực tháo gỡ những khó khăn trong giải phóng mặt bằng, yêu cầu đơn vị thi công tích cực triển khai dự án. Trong đó, dự án cầu Tổ Rồng phấn đấu cơ bản hoàn thành vào dịp cuối năm 2023, phục vụ việc đi lại của bà con Nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán.
Dự án cầu Tổ Rồng bắc qua sông Chu, nối thị trấn Thường Xuân với xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân được khởi công từ tháng 12/2021, do Tổng công ty đầu tư xây dựng cầu đường thi công. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến 2,4 km, phần cầu dài 250m, chiều rộng 8m, tổng nguồn vốn 92 tỷ đồng.

Đến nay, sau gần 24 tháng thực hiện, dự án đã đạt 87% khối lượng công việc; phần cầu đã cơ bản hoàn thành. Hiện đơn vị thi công đang gấp rút hoàn thiện các hạng mục kỹ thuật và đảm bảo an toàn trên cầu. Ông Hàn Minh Hiểu, Phó Tổng Giám đốc, Tổng công ty Đầu tư xây dựng cầu đường cho biết công ty đang tập trung hoàn thiện các hạng mục lan can cầu, lắp hệ thống ánh sáng, điện, thoát nước, và rải thảm mặt cầu lớp cuối, đảm bảo hoàn thành trong tháng 12. Ông Đỗ Văn Bằng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân cũng cho biết: hiện nay toàn bộ phần cầu và hết xã Xuân Cao đã hoàn thành và đơn vị sẽ cố gắng là hoàn thiện các hạng mục phụ trợ để đảm bảo điều kiện an toàn giao thông, mục đích là các phương tiện thô sơ như xe đạp, người đi bộ có thể qua lại, đảm bảo nhu cầu trong dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, phần từ QL47 đến cầu Tổ Rồng còn khoảng 1 km đường chưa bàn giao được mặt bằng. Ban Quản lý dự án đã làm việc với hội đồng giải phóng mặt bằng và cố gắng thuyết phục 5 hộ dân còn lại đồng thuận để có thể sớm nhất là giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Để kết nối với cầu Tổ Rồng và tạo cửa ngõ mới vào huyện Thường Xuân, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt dự án đường từ Quốc lộ 47 (xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân) đi cầu Tổ Rồng có chiều dài 7,55 km, thời gian thực hiện từ năm 2022 - 2025. Dự án cần giải phóng mặt bằng 19,25 ha với 178 hộ dân và 2 tổ chức có đất ảnh hưởng.
Tháng 7/2023, Tổng công ty cổ phần Miền Trung bắt đầu triển khai thi công dự án. Huyện Thường Xuân và huyện Thọ Xuân đã bàn giao một phần mặt bằng để phục vụ thi công; song do phạm vi giải phóng mặt bằng chưa đảm bảo liên tục toàn tuyến nên gây khó khăn cho công tác thi công và ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Hiện nay, hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Thường Xuân đang tích cực phối hợp với địa phương để tuyên truyền, vận động các hộ dân có đất phải thu hồi đồng thuận, ủng hộ dự án, sớm bàn giao mặt bằng để nhà thầu thi công.

Ông Lê Thanh Dân, người dân thôn Trung Nam, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân chia sẻ: "Được nhà nước quan tâm làm đường từ Quốc lộ 47 đến đây, chúng tôi rất phấn khởi. Chúng tôi sẵn sàng giao mặt bằng cho dự án để sớm triển khai được". Ông Nguyễn Hữu Lục ở thôn Xuân Minh, xã Xuân Cao, huyện Thường Xuân cũng cho biết: "Chúng tôi sẽ ủng hộ để dự án làm càng nhanh càng tốt để cầu với đường sớm hoàn thiện".
Ông Đỗ Văn Bằng, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Cầu Tổ Rồng và đường từ Quốc lộ 47 đi cầu Tổ Rồng được kỳ vọng sẽ kết nối hiệu quả giao thông của các xã hai bên bờ sông Chu, huyện Thường Xuân và tránh ách tắc cục bộ cho tuyến Quốc lộ 47 thuộc xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương. Trong đó, cầu Tổ Rồng khi hoàn thành sẽ giúp người dân hai bên bờ sông Chu đi lại an toàn, nhanh chóng mà không phải qua sông trên những chiếc ghe, đò tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Doanh nghiệp Thanh Hóa xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường
Tỉnh Thanh Hóa và thành phố Hải Phòng được xác định là 2 trong 4 cực tăng trưởng, cùng với Hà Nội và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển quan trọng ở khu vực phía Bắc Tổ quốc. Chính vì vậy, doanh nghiệp 2 tỉnh, thành phố rất coi trọng việc kết nối giao thương, xúc tiến đầu tư thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của nhau, thúc đẩy hợp tác phát triển.

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.