Phấn đấu đến năm 2030 giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ đô la Mỹ
Việt Nam phấn đấu đến năm 2030, giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 25 tỷ đô la Mỹ. Đây là một trong những nội dung tại Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Theo Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân từ 5% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030.
Quy hoạch cũng chỉ rõ các giải pháp khuyến khích ưu tiên sử dụng trang thiết bị hiện đại, tự động hoá, chuyên môn hoá trong chế biến, thương mại gỗ và lâm sản nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Ưu tiên phát triển trung tâm giao dịch gỗ tại các khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; xây dựng 1 trung tâm giao dịch sản phẩm gỗ quốc tế; xây dựng các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng thuỷ sản qua các cảng cá chỉ định đạt hơn 7.300 tấn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 8 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh, gồm Lạch Hới, Lạch Bạng và Hoà Lộc có hơn 1.700 lượt tàu rời cảng, 1.100 lượt tàu cập cảng.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.