Phấn đấu giảm 50% số người thương vong do tai nạn giao thông vào năm 2030
Vừa qua, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phối hợp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các bên liên quan tổ chức hội nghị quốc gia về an toàn giao thông đường bộ nhằm rà soát lại quá trình triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030, đồng thời thảo luận cách thức WHO và các đối tác quốc tế hỗ trợ Chính phủ Việt Nam triển khai chiến lược này.


Cảnh sát giao thông kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Theo WHO, mặc dù có nhiều tiến bộ, những số liệu thống kê cho thấy, thương tích do tai nạn giao thông đường bộ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên, độ tuổi từ 10 đến 39 tuổi ở Việt Nam.
Tác động nghiêm trọng
Quyền trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, bà Socorro Escalante cho biết, Việt Nam là một trong số các quốc gia tham gia Sáng kiến Bloomberg vì An toàn giao thông đường bộ toàn cầu giai đoạn 2020-2025 với mục tiêu hỗ trợ xây dựng chính sách quốc gia nhằm cải thiện tình hình an toàn giao thông đường bộ, dưới sự dẫn dắt chuyên môn và hỗ trợ của WHO. Theo thống kê của WHO năm 2018, ước tính hằng năm, tai nạn giao thông đường bộ gây ra 1,3 triệu ca tử vong có thể phòng tránh được, khiến tai nạn giao thông đường bộ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và thanh thiếu niên toàn cầu.
Thương tích do tai nạn đường bộ cũng là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi. Ở Việt Nam, năm 2019 có gần 29.500 người chết do tai nạn giao thông đường bộ WHO sẽ tiến hành rà soát một lần nữa, dự kiến kết quả sẽ công bố vào khoảng cuối năm 2023, trở thành dữ liệu cơ sở cho giai đoạn 2011-2030.
Đại diện WHO tại Việt Nam đánh giá, tai nạn, thương tích từ giao thông đường bộ đã gây ra quan ngại y tế công cộng sâu sắc. Từ thực tế này, WHO và các Ủy ban khu vực của Liên hợp quốc phối hợp các đối tác khác xây dựng và triển khai Kế hoạch toàn cầu về thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030. Kế hoạch này nhằm hướng dẫn các quốc gia đạt được mục tiêu giảm 50% số người bị chết và thương tật do tai nạn giao thông đường bộ vào năm 2030.
Kế hoạch toàn cầu của WHO kêu gọi Chính phủ các nước và các bên liên quan áp dụng cách tiếp cận mới, không chỉ cứu sống mạng người, phòng ngừa thương tật mà còn tác động tích cực tới mọi mặt của đời sống, từ sức khỏe trẻ em, môi trường, giới, đổi mới sáng tạo,… tới giao thông, làm giảm gánh nặng kinh tế-xã hội từ những nguyên nhân có thể phòng tránh được.
“Khi nhìn vào các con số thống kê thương vong tai nạn, cần suy nghĩ về nỗi khổ đau của con người do tai nạn giao thông đường bộ gây ra. Nạn nhân của tai nạn đường bộ và gia đình phải chịu gánh nặng kinh tế rất lớn do chi phí khám, chữa bệnh tai nạn gây ra cao, đồng thời giảm hoặc mất đi khả năng lao động, thậm chí trở thành người khuyết tật. Tai nạn giao thông đường bộ cũng tác động nghiêm trọng tới nền kinh tế quốc gia, làm mất đi 3% tổng sản phẩm quốc nội hằng năm”, đại diện WHO nhấn mạnh.
Phấn đấu giảm từ 5-10% thương vong hằng năm
Cuối năm 2020, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045 với mục tiêu hằng năm giảm 5-10% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông đường bộ một cách bền vững. Trên cơ sở Chiến lược quốc gia này, Kế hoạch hành động quốc gia đã được xây dựng với sự điều phối của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các bộ, ngành liên quan, đồng thời lồng ghép nội dung Kế hoạch toàn cầu về thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021-2030 vào bối cảnh của Việt Nam. Nước ta có thể sử dụng kế hoạch toàn cầu này để hoàn thiện thêm chiến lược hiện tại, xác định các hành động chủ chốt cho việc triển khai.
Đại diện WHO đánh giá cao thành công trong xây dựng thể chế thúc đẩy an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam trong thời gian qua, nhằm mục tiêu thu hẹp khoảng trống pháp lý và có thể giúp cứu sống hàng nghìn sinh mạng. Để nâng cao an toàn giao thông đường bộ, WHO khuyến nghị các luật này cần điều chỉnh một số nội dung, như: Quy định về tốc độ, giữ khoảng cách an toàn tối thiểu giữa các xe và giảm tốc độ ở các khu vực đặc thù như khu vực trường học, bệnh viện và bến xe buýt; cấm sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe; người điều khiển phương tiện và người ngồi trên xe ô-tô phải thắt dây an toàn khi có thể.
Việt Nam cần cân nhắc tham gia các quy định phương tiện của Liên hợp quốc về an toàn và sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô-tô. WHO đánh giá cao thành công Nghị quyết của Chính phủ Việt Nam về việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô-tô, xe máy và Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia năm 2019. Nghị quyết bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô-tô, xe máy, cùng các biện pháp thực thi và tuyên truyền cho nhân dân đã mang lại kết quả rất tích cực, tăng tỷ lệ đội mũ bảo hiểm từ 40% lên tới hơn 90% năm 2011. Việt Nam đã theo dõi việc triển khai các quy định này và áp dụng một số biện pháp nhằm giải quyết bất cập trong quá trình triển khai, trong đó có các biện pháp bắt buộc cài dây mũ bảo hiểm, bảo vệ trẻ em tốt hơn, tìm giải pháp giải quyết vấn đề thiếu mũ bảo hiểm an toàn.
Uống rượu, bia khi tham gia giao thông được cho là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên đường bộ ở Việt Nam, kể từ khi Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, có hiệu lực tháng 1/2020, đã có hàng chục nghìn trường hợp bị lực lượng chức năng phát hiện, xử phạt do vi phạm quy định về nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
“Chúng tôi hy vọng với sự điều chỉnh, sửa đổi phù hợp và triển khai thực thi một cách nghiêm túc sẽ là cơ hội để Việt Nam tăng cường hơn các quy định về an toàn giao thông đường bộ, đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chiến lược quốc gia và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về sinh mạng, tài sản của nhân dân trong các vụ va chạm, tai nạn giao thông”, đại diện WHO chia sẻ.
Theo Báo Nhân dân

Lan tỏa tinh thần võ Việt qua Giải đấu Vovinam “Hào khí Lam Sơn” 2025
Sáng 26/7, trường Cao đẳng FPT Polytechnic Thanh Hóa tổ chức khai mạc Giải đấu Vovinam “Hào khí Lam Sơn” mở rộng năm 2025. Đây là năm đầu tiên nhà trường đăng cai tổ chức giải đấu này nhằm thúc đẩy phong trào rèn luyện thể chất, tinh thần thể thao trong học đường và tạo sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên.

Đại hội Đảng bộ Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa lần thứ Nhất, Nhiệm kỳ 2025-2030
Chiều 27/7, Đảng bộ Báo và Đài Phát thanh truyền hình Thanh Hóa tổ chức Đại hội lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 2025-2030. Đồng Chí Đào Xuân Yên, Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy dự và phát biểu chỉ đạo.

Tri ân người có công
Ngày 27/7 - ngày Thương binh, Liệt sĩ, cũng là dịp để cả nước thành kính tưởng nhớ và tri ân những anh hùng, liệt sĩ, các Mẹ Việt Nam anh hùng, thương bệnh binh, người có công với cách mạng - những người đã cống hiến, hy sinh cho độc lập, tự do của Dân tộc. 78 năm qua, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” vẫn luôn được khắc ghi trong trái tim mỗi người dân Việt Nam, trở thành mạch nguồn xuyên suốt trong hành trình dựng xây và bảo vệ đất nước hôm nay. Với lòng biết ơn sâu sắc, Báo và đài Phát thanh truyền hình Thanh Hoá xin tri ân các anh hùng liệt sỹ đã hiến dâng cuộc đời mình vì độc lập dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Xin cảm ơn và gửi lời chúc sức khỏe đến các mẹ Việt Nam anh hùng, các thương, bệnh binh và các gia đình có công với đất nước, với Nhân dân. Tại Thanh Hóa, hoạt động tri ân người có công luôn được cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan đơn vị và toàn xã hội triển khai bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, thể hiện trách nhiệm và nghĩa tình đối với những người đã hy sinh vì Tổ quốc.

Đường vào bản Sa Ná sạt lở nghiêm trọng
Theo thông tin từ UBND xã Na Mèo, từ tối 26/7 tuyến đường vào bản Sa Ná, bản Son, bản Ché Lầu sạt lở taluy âm nghiêm trọng với chiều dài hơn 100m.

Phòng chống các dịch bệnh thường gặp sau mưa lũ
Tại Thanh Hoá, đợt mưa bão vừa qua đã gây ngập lụt trên diện rộng có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Liên quan đến vấn đề này, phóng viên Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Thanh Hóa có cuộc trao đổi với Thạc sĩ, Bác sĩ Đỗ Văn Long, Phó Trưởng khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa.

Tiếp tục cảnh báo lũ quét, sạt lở đất ở một số xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Chiều nay (27/7), Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tiếp tục phát đi cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên khu vực 9 tỉnh, thành phố trong đó có Thanh Hóa.

Cảnh báo lũ trên sông Mã, sông Cầu Chày tỉnh Thanh Hóa
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, hiện nay mực nước lũ trên thượng lưu Mã tại trạm thủy văn Mường Lát đã đạt đỉnh, mực nước đỉnh lũ tại trạm thủy văn Mường Lát là 172.04m, trên báo động 2 là 0.54m. Mực nước các trạm trung, hạ lưu sông Mã lên chậm, sông Cầu chày xuống chậm.

Người anh hùng kể chuyện bị “thần chết” bỏ quên
Đối đầu với bom mìn, nhưng dường như “thần chết” đã bỏ quên ông Trần Ngọc Mật. Năm tháng đi qua, để lại cho người tiểu đội trưởng phá bom nổ chậm ấy một miền ký ức hào hùng.

Các chính sách hỗ trợ nhà giáo từ 1/1/2026
Chế độ trợ cấp theo tính chất công việc, theo vùng; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng; phụ cấp lưu động đối với nhà giáo làm công tác xóa mù chữ, phổ cập giáo dục, biệt phái… là ba trong số những chính sách hỗ trợ nhà giáo theo Luật Nhà giáo 2025.

Khát vọng vươn lên, đồng hành cùng dân tộc
Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng; có diện tích rộng lớn, dân số đông, địa hình đa dạng: núi cao, biển rộng, sông dài, đồng bằng phì nhiêu. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, Thanh Hóa luôn giữ vai trò trọng yếu về chính trị, kinh tế, quân sự; được coi là “phên dậu” của đất nước, “vùng đất căn bản”, “đất bản triều” - nơi khởi nghiệp của nhiều triều đại quân chủ như Tiền Lê, triều Hồ, triều Hậu Lê, triều Nguyễn và của các dòng chúa Trịnh, chúa Nguyễn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.