Phân vùng kinh tế: Đề xuất sáp nhập 4 tỉnh Tây Nguyên vào Nam Trung bộ
Theo phương án của Bộ KH&ĐT đề xuất phân vùng kinh tế giai đoạn 2021 - 2030, cả nước sẽ có 7 vùng kinh tế thay vì 6 vùng như hiện nay. Vùng Trung du miền núi phía Bắc sẽ được tách ra làm 2 vùng độc lập, còn 4 tỉnh Tây Nguyên sẽ bị sáp nhập vào vùng Nam Trung bộ, riêng Lâm Đồng được sáp nhập vào Đông Nam bộ.
Đây là phương án nhận được nhiều phiếu thuận từ các Bộ, ngành và địa phương. Phương án phân vùng kinh tế trên được Bộ KH&ĐT thực hiện nhằm triển khai Luật Quy hoạch đã được Quốc hội thông qua cuối tháng 11/2017.

Hiện cả nước đang duy trì 6 phân vùng kinh tế bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bộ KH&ĐT, các quy hoạch vùng hiện nay chỉ có hiệu lực đến năm 2020 và phương án phân vùng hiện nay đã đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra đối với giai đoạn vừa qua, nhưng đã sớm bộc lộ nhiều hạn chế trước bối cảnh mới trong nước, khu vực và quốc tế.
Phân vùng quy hoạch là nội dung quan trọng và là cơ sở để lập ra các nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch vùng.
Theo phương án 7 vùng được Bộ KH&ĐT đề xuất, Trung du miền núi phía Bắc bị phân làm 2 vùng độc lập là Vùng Đông bắc gồm 7 tỉnh; Vùng Tây bắc gồm 7 tỉnh.
Vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh thành phố; Vùng Bắc Trung bộ được gồm 5 tỉnh; Vùng Nam Trung bộ gồm 11 tỉnh, thành phố (trong đó bao gồm Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên); Đông Nam bộ gồm 9 tỉnh và Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 11 tỉnh, thành phố.
Theo báo cáo của Bộ KH&ĐT, có 8/14 Bộ và 52/53 tỉnh hoàn toàn đồng ý với phương án phân 7 vùng kể trên.
Các ý kiến khác đưa ra đề nghị đưa tỉnh Thừa Thiên Huế vào vùng Nam Trung bộ, Lâm Đồng đưa vào Đông Nam Bộ; Long An, Tiền Giang đưa vào vùng Đông Nam Bộ.
Lâm Đồng (thuộc Tây Nguyên), Ninh Thuận, Bình Thuận (thuộc Duyên hải miền Trung) cũng được đề xuất chuyển vào vùng Đông Nam bộ.
Riêng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đề nghị cân nhắc phương án đưa Tây Nguyên vào vùng Nam Trung bộ.
Bộ KH&ĐT khẳng định: phương án phân vùng hiện tại có nhiều bất cập trong liên kết nội vùng, chưa khai thác được thế mạnh vùng, số lượng các địa phương trong vùng lớn đặc biệt là (Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung) với điều kiện khí hậu trong nội vùng có sự khác biệt lớn...
Nguyễn Tuyền/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.