Phật giáo Thanh Hóa đồng hành cùng quê hương, đất nước
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa được Thành lập năm 1984. Trải qua 7 nhiệm kỳ xây dựng và phát triển, Giáo hội đã phát huy tinh thần hòa hợp, đoàn kết, thực hiện tốt công tác Phật sự, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đóng góp thiết thực trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn Thanh Hóa.
Trong nhiệm kỳ qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tiếp tục kiện toàn về tổ chức với 27 huyện, thị, thành phố trong tỉnh đều có Ban trị sự Phật giáo. Toàn tỉnh có 334 ngôi chùa, gốc chùa đang hoạt động Phật sự và các di tích chùa đang được khôi phục với 200 tăng ni. Các hoạt động tôn giáo được duy trì nề nếp, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ phật tử.
Thời gian qua, Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa đã tiếp tục động viên tăng ni, phật tử thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; tích cực hưởng ứng các các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội và phong trào thi đua yêu nước do Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa phát động. Qua đó, không chỉ lan tỏa tinh thần sống "tốt đời, đẹp đạo" mà còn góp phần tích cực thực hiện an sinh xã hội và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Bà Phạm Thị Thanh Thủy-Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa: "Có thể khẳng định những đóng góp của Phật giáo Thanh Hóa trong nhiệm kỳ qua. Trong nhiệm kỳ tới, mong muốn Phật giáo Thanh Hóa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, đẩy mạnh công tác tuyền truyền tăng ni, phật tử thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, nhà nước; đổi mới, tham gia các phong trào theo hướng thiết thực, cụ thể, góp phần xây dựng Thanh Hóa trở thành cực tăng trưởng phía Bắc của tổ quốc".
Với phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội", Phật giáo Thanh Hóa luôn đồng hành, gắn bó, là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của đông đảo nhân dân; góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Hương vị núi rừng
Bản Mạ - một bản làng nhỏ xinh nằm bên bờ sông Chu, nơi màu xanh bao la của núi rừng ẩn hiện những nếp nhà sàn xinh xắn. Nếu trước kia, nơi đây chỉ là một bản nghèo nằm biệt lập, muốn qua sông, người dân phải dùng bè mảng, thì giờ đây, bản Mạ huyện Thường Xuân đã khởi sắc trở thành bản du lịch cộng đồng đầy tiềm năng, thu hút đông đảo du khách gần xa…
Năm 2024, du lịch Thanh Hóa được nâng tầm với nhiều sản phẩm mới
Năm 2024, du lịch Thanh Hoá đón 15,3 triệu lượt khách, tổng thu du lịch ước đạt 33,815 nghìn tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Đáng chú ý, lượng khách du lịch đến với Thanh Hoá tăng cả 3 loại hình gồm: du lịch biển, du lịch văn hóa tâm linh, du lịch sinh thái cộng đồng. Với nhiều sản phẩm chất lượng, du lịch Thanh Hoá được nâng lên một tầm cao mới, góp phần lan tỏa thông điệp "Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa".
Thành phố Thanh Hóa tổ chức Chương trình nghệ thuật Chào năm mới 2025
Tối 31/12/2024, tại Quảng Trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Chào năm mới 2025”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và trên các nền tảng số của Đài Phát thanh và truyền hình Thanh Hóa.
Truyền hình trực tiếp: Chào năm mới 2025
Chương trình “Chào năm mới 2025” diễn ra vào lúc 22h30’ ngày 31/12/2024 tại Quảng Trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, được truyền hình trực tiếp trên kênh TTV và các nền tảng số của Đài PT -TH tỉnh Thanh Hóa.
Công bố và trao giải cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”
Chiều ngày 31/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức lễ công bố và trao giải cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng”.
Có gì hot tại Chương trình "Chào năm mới 2025"?
Đêm nay, (ngày 31/12) vào lúc 22h30 tại quảng trường Lam Sơn, Thành phố Thanh Hoá tổ chức chương trình: Chào năm mới 2025. Ngoài màn pháo hoa rực rỡ đón chào năm mới, chương trình có sự xuất hiện các nghệ sĩ nổi tiếng thành danh từ các cuộc thi âm nhạc uy tín trong cả nước.
Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu khi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch mừng Xuân Ất Tỵ 2025
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa có Công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.
Sưu tầm và phổ biến giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trong năm 2024, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các huyện miền núi tiến hành các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm để hệ thống hóa các phong tục tập quán, văn hóa văn nghệ, diễn xướng dân gian của các dân tộc thiểu số. Một số giá trị văn hóa truyền thống tiêu biểu đã được phục dựng đầy đủ để phổ biến, trao truyền trong cộng đồng.
Triển khai nhiệm công tác văn hoá, thể thao, du lịch và gia đình năm 2025
Sáng ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết công tác văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự hội nghị có đồng chí: Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh.
Thanh Hóa sẽ tổ chức 150 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch trong năm 2025
Chiều ngày 25/12, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch năm 2025; kế hoạch liên kết hợp tác phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phát triển du lịch tỉnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.