Phát hành bộ tem bưu chính "Gà bản địa Việt Nam"
Bộ tem "Gà bản địa Việt Nam" gồm 4 mẫu tem tràn lề khuôn khổ 37 x 37 mm sẽ được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 25/8/2021 đến 3/6/2023.
![]() |
Gà là một trong những vật nuôi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam từ nhiều đời nay. Từ xa xưa, ông cha ta đã nuôi dưỡng, bảo tồn rất nhiều giống gà quý hiếm, độc đáo trên khắp mọi miền đất nước và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Để giới thiệu sự đa dạng sinh học, góp phần tuyên truyền bảo tồn nòi giống của một số loài gà thuần chủng Việt Nam phục vụ phát triển kinh tế vùng miền, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem bưu chính “Gà bản địa Việt Nam” gồm 4 mẫu giới thiệu các loài: Gà nhiều ngón, gà Đông Tảo, gà H'Mông và gà Lạc Thủy. Bộ tem được thiết kế theo phong cách đồ họa thể hiện nét đặc trưng của từng loại gà gắn với môi trường sinh sống của chúng.
Gà nhiều ngón: Là giống gà thuần chủng (bản địa), quý hiếm có từ lâu đời, gắn liền với sinh kế và văn hoá của dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Thọ (miền Bắc Việt Nam). Ngoài giá trị kinh tế, văn hóa, gà nhiều ngón còn là nguồn gen quý, có ý nghĩa quan trọng cho đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, phát triển chăn nuôi. Chân có màu vàng là chủ yếu, một số có màu chì (đen). Đặc trưng đặc biệt của giống gà này đó là chân có nhiều ngón, thường từ 6 đến 8 ngón, một số ít có 5 hoặc 9 ngón. Ngón xuất hiện ngay từ khi gà con mới nở và tồn tại trong suốt cuộc đời. Theo quan niệm của người dân địa phương, gà càng nhiều ngón càng quý và có giá trị thương mại cao. Gà 9 ngón rất hiếm và được xem như một báu vật.
Gà Đông Tảo: Hay còn gọi là gà Đông Cảo, là giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam. Đây là loài gà nuôi cổ truyền của người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế, hội hè hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen. Đặc điểm của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi gà trưởng thành, con trống có thể nặng trên 4,5 kg và con mái trên 3,5 kg.
Gà H’Mông: Gà H’Mông hay còn gọi là gà Mông, gà Mông đen hay gà Mèo hay gà xương đen là giống gà quý hiếm, thuần chủng (bản địa) của Việt Nam, có nguồn gốc ở miền núi phía bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh. Gà H’Mông có đặc điểm là thịt đen, xương đen, hàm lượng mỡ trong thịt ít, thịt chắc và thơm ngon vào bậc nhất trong các giống gà ở Việt Nam hiện nay. Ngoài việc sử dụng làm thực phẩm, người đồng bào H’Mông còn nấu cao để bồi bổ sức khoẻ. Hiện nay gà H’Mông thương phẩm được coi là món ăn đặc sản.
Gà Lạc Thủy: Là giống gà thuần chủng (bản địa) của Việt Nam, được coi là giống gà đặc hữu và quý hiếm có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và được nuôi từ khá lâu đời, là loài đang được bảo tồn nguồn gene. Sau khi phát hiện đây là giống gà quý, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Chăn nuôi Việt Nam đã quyết định đặt tên cho giống gà này theo địa danh Lạc Thủy.
Bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” có khuôn khổ 37 x 37 mm do họa sĩ Nguyễn Du (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) thiết kế, được cung ứng trên mạng lưới Bưu chính từ ngày 25/8/2021-30/6/2023. Tư liệu thiết kế do Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cung cấp và cho phép sử dụng.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành một số bộ tem về chủ đề Gà, gồm: Gà nhà, phát hành ngày 29/2/1968 với 8 mẫu; Chọi gà, phát hành ngày 8/2/2000 với 4 mẫu; Một số loài gà hoang dã, phát hành ngày 1/4/2006 với 5 mẫu…
Theo Baochinhphu.vn
Đọc thêm

Đại lễ Phật đản Vesak 2025 tại Chùa Đồng, Quảng Xương
Tối 10/5 (tức ngày 13 tháng 4 âm lịch), tại chùa Đồng, xã Quảng Thạch, huyện Quảng Xương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Quảng Xương đã tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, Dương lịch 2025.

Sầm Sơn tăng cường đảm bảo vệ sinh môi trường phục vụ du lịch
Để tiếp tục tạo được ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách mỗi khi đến Sầm Sơn, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Thành phố Sầm Sơn quan tâm.

Thác Mây - Điểm đến hấp dẫn giữa đại ngàn
Sau gần 5 năm được công nhận là điểm du lịch của tỉnh Thanh Hoá, Thác Mây, ở xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành thu hút ngày càng đông du khách, trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch xứ Thanh.

Thanh Hóa chỉ đạo tăng cường quản lý cổ vật
Liên quan đến vụ việc xâm phạm lăng mộ vua Lê Túc Tông tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, ngày 9/5, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra, làm rõ vụ việc, đồng thời tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, ngăn chặn, xử lý các hành vi trộm cắp, đào bới, trục vớt, buôn bán, trao đổi trái phép di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới
Từ đầu năm đến nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 7,67 triệu lượt, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2024. Việt Nam đang trở thành "điểm sáng" trên bản đồ du lịch thế giới, được du khách quốc tế yêu thích và lựa chọn.

Đa dạng sản phẩm OCOP phục vụ mùa du lịch
Với hơn 600 sản phẩm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, sản phẩm Ocop đang được nhiều khách du lịch lựa chọn làm quà cho mỗi chuyến đi. Vì vậy, để phục vụ mùa du lịch năm nay, các chủ thể Ocop trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung sản xuất hàng hóa để cung ứng cho thị trường.

Khu di tích lăng mộ vua Lê Dụ Tông – công trình kiến trúc tinh xảo
Dụ Tông Hòa Hoàng Đế là vị vua thứ 21 của vương triều Lê. Đời vua trị vì, đất nước tương đối thái bình, các hình phạt được giảm nhẹ, nhiều kỳ thi võ được tổ chức.

Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu
Cục Du lịch quốc gia Việt Nam cho biết, dữ liệu tổng hợp từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch Google Destination Insights cho thấy, Việt Nam có mức tăng trưởng điểm đến cao thứ 7 toàn cầu.

Đề nghị tăng cường bảo vệ các lăng mộ vua chúa
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa vừa có văn bản đề nghị tăng cường bảo vệ các khu lăng mộ vua chúa sau sự việc lăng một vua Lê Túc Tông bị xâm hại

Người phụ nữ giữ lửa văn hóa Thái ở vùng cao Thường Xuân
Tại bản Bèn, thôn Liên Sơn, xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), tiếng khung cửi rộn ràng trong một không gian nhỏ ấm áp, nơi những người phụ nữ Thái cần mẫn bên khung dệt, trao truyền từng nét hoa văn thổ cẩm, như kể lại câu chuyện bản làng bằng sắc màu những sợi chỉ. Đó là Tổ dệt thổ cẩm truyền thống mang tên “Táy Dó”, thành quả từ sự đồng lòng của cả cộng đồng, và đặc biệt là tâm huyết của người sáng lập. Đó là chị Vi Thị Luyến - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Xuân Lẹ - người đã âm thầm “giữ lửa” cho nghề xưa giữa cuộc sống hiện đại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.