Phát hiện 19 ổ dịch cộng đồng tại huyện Nhà Bè, TPHCM
Các huyện Bình Chánh và Nhà Bè tại TPHCM phát hiện tổng cộng hơn 8.700 F0 kể từ khi thành phố thực hiện nới lỏng giãn cách, chủ yếu là công nhân các khu công nghiệp.
Tối 7/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TPHCM (HCDC) cho biết, trong ngày, đoàn công tác của Sở Y tế TPHCM và HCDC do bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, đánh giá công tác phòng chống dịch tại huyện Nhà Bè trong tình hình mới.
Qua giám sát hoạt động phòng chống dịch tại địa phương từ ngày 1/10 đến ngày 4/11, HCDC ghi nhận tổng số ca bệnh Covid-19 cộng dồn tại địa phương là 2.551 ca, trong đó có 1.750 ca khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR và 801 ca xác định bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Theo đánh giá từ huyện Nhà Bè, nhìn chung các F0 được phát hiện là các công nhân dương tính làm việc tại 2 khu công nghiệp lớn là Hiệp Phước và Long Hậu. Các công nhân này cư ngụ tại các khu trọ trên địa bàn.
Hiện huyện Nhà Bè có 770 ca F0 đang được cách ly và điều trị tại nhà, trong đó có 395 ổ dịch hộ gia đình, 19 ổ dịch cộng đồng. Việc cấp phát các túi thuốc A, B và C cũng được thực hiện theo đúng quy định. Riêng túi thuốc C, huyện đã cấp phát 100% số lượng.
Nhà Bè hiện có 7 trạm y tế lưu động do lực lượng quân y hỗ trợ, quản lý và chăm sóc F0. Theo dự kiến, đến cuối tháng 11, lực lượng quân y sẽ ngừng hỗ trợ cho địa phương.
Bác sĩ Nguyễn Hoài Nam nhận định, huyện Nhà Bè có nhiều khu công nghiệp, lại có cảng biển, biến động dân cư cao nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh Covid-19 sẽ lớn. Đây cũng là áp lực chung với các quận huyện có khu công nghiệp đóng trên địa bàn. Trong bối cảnh công nhân tại các khu trọ là nguồn nguy cơ lây nhiễm cao, đòi hỏi phải có biện pháp kiểm soát dịch chặt chẽ.
Lãnh đạo Sở Y tế đề nghị địa phương cần nâng cao tinh thần cảnh giác, thường xuyên đánh giá và nắm chắc các nguồn lây nhiễm. Bên cạnh đó, cần rà soát những trường hợp chưa tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi một để có kế hoạch tiêm cho những trường hợp này.
Ngoài ra, huyện cũng cần nhanh chóng tính toán nguồn nhân lực, xây dựng kế hoạch sớm thành lập các trạm y tế lưu động tương ứng với số lượng F0 mắc mới để có thể hỗ trợ kịp thời cho người bệnh khi lực lượng quân y rút khỏi địa phương. Tại Nhà Bè, xã Hiệp Phước là địa bàn có số ca mắc mới cao nhất trong 4 tuần gần nhất so với toàn huyện.
Còn tại huyện Bình Chánh, theo báo cáo từ Trung tâm Y tế huyện, từ khi thành phố nới lỏng giãn cách (đầu tháng 10 đến nay) toàn huyện có 6.201 ca F0 được phát hiện bằng test nhanh kháng nguyên và RT-PCR. Trong đó, số ca F0 cao nhất thuộc 3 xã Vĩnh Lộc A, Phạm Văn Hai và Lê Minh Xuân.
Nguyên nhân được nhận định do sự hoạt động trở lại của các khu công nghiệp tại đây. Đa số các ca bệnh phát hiện tại huyện nằm trong các khu nhà trọ và đã được xử lý theo đúng quy định.
Thống kê cho thấy, huyện Bình Chánh có 3.514 ca F0 đủ điều kiện được cách ly, điều trị tại nhà. Các trường hợp này 100% đã được cấp đủ các túi thuốc A, B, C. Bên cạnh đó, địa phương hiện còn 8 trạm y tế lưu động do lực lượng quân y hỗ trợ để quản lý và chăm sóc F0.
Đối với công tác tiêm vaccine phòng COVID-19, Bình Chánh đã đạt 100% người dân trên 18 tuổi tiêm mũi 1, có 93,7% tiêm đủ mũi 2 và công tác tiêm chủng vẫn đang được tiến hành, đảm bảo người dân được tiếp cận vaccine sớm.
Với chiến lược thích ứng linh hoạt nhưng không chủ quan, lãnh đạo Sở Y tế TPHCM đề nghị huyện Bình Chánh cần theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời, dập dịch ngay không để dịch lan rộng.
Địa phương phải đồng thời quản lý và chăm sóc F0 theo đúng quy định, xây dựng kế hoạch thành lập trạm y tế lưu động phù hợp với nhu cầu chăm sóc. Ngoài ra, đẩy mạnh hoạt động truyền thông phòng chống dịch và triển khai tiêm vaccine càng sớm càng tốt cho người dân.
Hoàng Lê/ Dân trí
Đọc thêm

Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần
Thời gian gần đây đã xảy ra một số vụ việc liên quan đến lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần, gây bức xúc trong xã hội. Đặc biệt, có hiện tượng làm giả bệnh án tâm thần nhằm trục lợi hoặc giúp các đối tượng phạm tội trốn tránh, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Bộ Y tế yêu cầu siết chặt quản lý toàn hệ thống. Người đứng đầu đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu để xảy ra sai phạm.

Bản tin Sức khỏe 28/6/2025
Bản tin Sức khỏe 28/6/2025 có những nội dung chính sau: - Siết chặt quản lý giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần - Thanh Hoá có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử - Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh, Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá kêu gọi người dân đủ điều kiện sức khoẻ tham gia hiến máu

Bệnh sốt xuất huyết không còn xảy ra theo chu kỳ
Các chuyên gia y tế khuyến cáo Bệnh sốt xuất huyết không còn bùng phát dịch theo chu kỳ 5 năm/lần. Hiện nay, bệnh xảy ra quanh năm và diễn biến ngày càng khó lường. Vì vậy, rất cần các giải pháp tổng thể, thống nhất và bền bỉ thì chiến lược kiểm soát dịch mới thực sự phát huy hiệu quả lâu dài.

Bản tin Sức khỏe 26/6: Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Bản tin Sức khỏe 26/6/2025 có những nội dung chính sau: - 12 trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế dù khám đúng tuyến - Dấu hiệu nguy hiểm của đột quỵ do nắng nóng - Cẩn trọng với bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Thiếu máu cấp cứu, điều trị bệnh trong dịp hè
Thông tin từ Trung tâm Huyết học và Truyền máu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết, tình trạng thiếu máu cho cấp cứu, điều trị bệnh đang diễn ra trầm trọng.

Thanh Hoá: Có thêm 4 bệnh viện đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử
Vừa có thêm 4 bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được hội đồng chuyên môn đánh giá đủ điều kiện triển khai bệnh án điện tử. Như vậy, đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh đã có 20 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử.

Trẻ hoá bệnh nhân suy thận
Nếu như trước đây, bệnh suy thận chỉ xuất hiện ở nhóm người trên 60 tuổi, thì hiện nay, tỷ lệ người độ tuổi từ 18-35 tuổi mắc bệnh chiếm đến 25%. Do diến biến của bệnh âm thầm nên đa số người trẻ tuổi phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn nặng.

Khuyến cáo phòng, chống một số bệnh thường gặp trong mùa mưa lũ
Mưa lũ và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Để chủ động phòng, chống dịch bệnh có nguy cơ xảy ra trong và sau lụt bão, mưa lũ, Bộ Y tế khuyến cáo về biện pháp phòng, chống dịch bệnh trước, trong mưa lũ.

Thu hồi toàn quốc lô thuốc Alfachim 4.2 do không đạt chất lượng
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) yêu cầu thu hồi toàn quốc lô đối với lô thuốc viên nén Alfachim 4.2, sản xuất ngày 01/6/2024, hạn dùng 01/6/2026, do Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long sản xuất do vi phạm chỉ tiêu định lượng. Cục đồng thời cảnh báo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.

Cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế
Để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm y tế, phòng chống gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã ban hành văn bản yêu cầu cơ sở khám chữa bệnh cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc, thiết bị y tế cho người bệnh bảo hiểm y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.