Phát hiện u tuyến giáp lành tính có cần phẫu thuật?
Hơn 95% u tuyến giáp là lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc điều trị khối u vẫn cực kỳ cẩn thận, tránh trường hợp u to gây mất thẩm mỹ hoặc khối u tiến triển thành ung thư.
U tuyến giáp lành tính là gì?
Theo Viện Y học phóng xạ và U bướu Quân đội, u tuyến giáp lành tính là những khối u bướu chứa đầy chất rắn hoặc chất lỏng hình thành bên trong tuyến giáp. Tỷ lệ mắc u tuyến giáp sẽ tăng lên theo độ tuổi và có tỷ lệ ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới. Theo thống kê, bệnh u tuyến giáp lành tính có tỷ lệ mắc 30% ở người từ 18 - 60 tuổi. Tuổi càng cao, tỷ lệ mắc bệnh càng cao.
Bệnh u tuyến giáp lành tính thường có các biểu hiện như: sờ thấy khối u nổi lên ở cổ, nổi hạch to, ho mãn tính kéo dài không rõ nguyên nhân, khàn tiếng, khó nuốt, khó thở, đau vùng cổ.... Hầu hết các triệu chứng này không rõ ràng và khó phát hiện. Khi khám sức khỏe hoặc thực hiện tầm soát, sàng lọc bệnh lý tuyến giáp sẽ cho kết quả chính xác.
U tuyến giáp lành tính có cần điều trị không?
U tuyến giáp lành tính là bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp bệnh nhân còn không biết mình đã mắc bệnh do khối u nhỏ và tự chữa lành mà không cần điều trị. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng may mắn như thế. Để biết mình cần điều trị bệnh hay không, người bệnh cần thực hiện khám lâm sàng, siêu âm, cũng như xét nghiệm hormone tuyến giáp. Những xét nghiệm này nhằm xác định được vị trí, kích thước, số lượng và tính chất của các nhân giáp. Khi phát hiện được khối u là lành tính hay ác tính, bệnh nhân sẽ có được chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Với u tuyến giáp lành tính, nếu khối u có kích thước chỉ từ 1 - 2cm, người bệnh chỉ cần theo dõi sức khỏe và tạm thời chưa phải điều trị. Sau đó bệnh nhân sẽ được tái kiểm tra, nếu không u không thay đổi về hình dáng, khối lượng và kích thước thì không cần điều trị. Nếu khối u lớn hơn, cần thực hiện các xét nghiệm cần thiết khác và phải điều trị càng sớm càng tốt.
Các phương pháp điều trị u tuyến giáp lành tính
Sử dụng thuốc
Dùng thuốc kháng giáp là một biện pháp phổ biến trong điều trị u tuyến giáp lành tính. Phương pháp này áp dụng với nhân giáp có kích thước đường kính trung bình từ 2 - 3cm. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá kết quả và thực hiện các biện pháp khác nếu khối u chưa biến mất hoàn toàn.
Việc điều trị bằng thuốc kháng giáp sẽ phát tín hiệu đến tuyến yên, ngăn chặn sự sản sinh TSH ở tuyến giáp.
Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định cho u tuyến giáp lành tính có kích thước từ 4cm trở lên. Lúc này, khối u đã phát triển kích thước lớn, người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy và thấy khối u di chuyển khi nuốt. Nếu bướu lành tuyến giáp đa nhân, kích thước lớn thì phẫu thuật là phương pháp cần thiết.
Trường hợp khối u bị nghi ngờ ác tính cũng cần mổ ngay lập tức. Nếu người bệnh lo lắng khi mổ xong sẽ để lại sẹo mất thẩm mỹ thì có thể lựa chọn phương pháp mổ nội soi.
Chọc hút dịch
Với trường hợp khi siêu âm hoặc xét nghiệm phát hiện dịch bên trong nhân tuyến giáp ở dạng lỏng thì cần thực hiện phương pháp chọc hút dịch. Sau đó, bệnh nhân được lấy tế bào tuyến giáp đem đi xét nghiệm. 50% bệnh nhân sau khi chọc hút một vài lần dịch trong các nang nước sẽ tự biến mất, khối u cũng dần biến mất. Nếu khối u tuyến giáp vẫn còn, bệnh nhân sẽ được điều trị chọc hút thêm đến khi chúng biến mất hoặc thực hiện phương pháp điều trị khác.
Đốt khối u tuyến giáp bằng sóng cao tần
Đốt khối u bằng sóng cao tần là phương pháp điều trị hiện đại nhất hiện nay trong chữa u tuyến giáp lành tính. Phương pháp này không gây đau cho người bệnh, thời gian nằm viện cực kỳ ngắn. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng cao tần tiêu diệt các tế bào và mạch máu trong khối u tuyến giáp. Người bệnh không cần mổ mà chỉ có một đường chọc kim siêu nhỏ kích thước 3mm ở vùng cổ. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn bướu nhân giáp mà không làm ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, đồng thời cũng không để lại sẹo.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện
Nhiễm khuẩn bệnh viện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cơ sở khám, chữa bệnh. Tại Thanh Hóa, những năm gần đây, các bệnh viện đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.
Tầm soát phát hiện sớm ung thư
Tại Thanh Hoá, mỗi năm có gần 8.000 bệnh nhân mắc ung thư mới được phát hiện. Thế nhưng, điều đáng tiếc là có tới hơn 60% bệnh nhân ung thư phát hiện ở giai đoạn muộn, khi bệnh đã diễn biến nặng, di căn.
Mở rộng mạng lưới y tế tư nhân khu vực nông thôn, miền núi
Ngoài hệ thống cơ sở khám chữa bệnh công lập được sắp xếp từ tuyến trung ương, tuyến tỉnh, tuyến huyện cho tới tuyến xã, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phát triển mạnh mẽ. Điều này không chỉ góp phần mở rộng mạng lưới khám chữa bệnh, mà giúp người dân ở nông thôn, miền núi có điều kiện được chăm sóc sức khoẻ toàn diện hơn.
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc bệnh sởi trong cả nước tăng hơn 8 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tại Thanh Hóa, từ đầu năm 2024 đến nay đã giám sát, ghi nhận 262 trường hợp mắc bệnh sởi rải rác ở nhiều địa phương trong tỉnh. Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sởi, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
Lừa đảo từ các hội nhóm kín tư vấn sức khỏe
Gần đây, các trang mạng xã hội diễn ra tình trạng lừa đảo từ các nhóm kín tư vấn sức khỏe. Hành vi này không chỉ khiến người dân thiệt hại về tài sản, mà nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khỏe vì có nguy cơ sử dụng phải thuốc giả hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Triển khai Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu Lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc
Tại Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm Sổ sức khỏe điện tử và cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện "5 đẩy mạnh"," "5 bảo đảm" nhằm triển khai Sổ sức khỏe điện tử, Phiếu lý lịch tư pháp và các tiện ích khác trên VNeID một cách hiệu quả, thực chất.
Cả nước đã có 14,6 triệu công dân tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID
Hiện nay cả nước đã tạo lập được 32,1 triệu Sổ sức khỏe cho người dân; trong đó có 14,6 triệu công dân đã tích hợp Sổ sức khỏe điện tử qua VNeID.
Đảm bảo quyền lợi cho học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế
Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế nói chung và chính sách bảo hiểm y tế cho học sinh sinh viên nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội nhằm bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ tương lai của đất nước. Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tỉnh Thanh Hoá đang tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan triển khai các giải pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu 100% học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế.
Thanh Hóa triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi cho trẻ
Tại Thanh Hóa, từ cuối tháng 8 đến nay, số ca mắc sởi tăng đột biến. Đáng lo ngại, đã có dấu hiệu của sự lây lan bệnh. Do vậy, ngoài việc tăng cường công tác tuyên truyền, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan tổ chức chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin phòng bệnh sởi.
Tập huấn triển khai các quy định về đấu thầu tại các cơ sở y tế
Tại hội nghị tập huấn do Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức, đại diện lãnh đạo các bệnh viện, Trưởng khoa Dược và chuyên viên phụ trách hoạt động đấu thầu tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã được đại diện các cục, vụ chuyên môn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Y tế phổ biến, phân tích rõ các quy định, các nghiệp vụ liên quan đến mua sắm, đấu thầu thuốc, hoá chất, vật tư xét nghiệm và thiết bị y tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.