Phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ
Thực hiện khuyến nghị của UNESCO và cam kết của UBND Tỉnh Thanh Hoá, từ năm 2011 đến nay, Trung tâm bảo tồn Di sản văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ đã phối hợp với Viện khảo cổ học (Viện hàm lâm Khoa học xã hội Việt Nam) và Hội khảo cổ học Việt Nam đẩy mạnh hoạt động khảo cổ dưới lòng đất di sản, đồng thời tổ chức các hoạt động trưng bày, giới thiệu hiện vật, qua đó góp phần làm sâu sắc thêm các giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ.
Những viên ngói bò ép nóc men vàng, ngói lá đề câu có hoạ tiết trang trí hình rồng nhuộm men vàng lưu li.... cùng hàng nghìn hiện vật, di vật đang được lưu giữ cẩn thận tại phòng bảo quản chỉnh lý hiện vật, Trung tâm bảo tồn Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ. Đây là một phần trong thành quả từ hoạt động khảo cổ học trong những năm vừa qua tại Di sản.
Tiến sỹ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cho rằng: các hiện vật được phát hiện trong quá trình khảo cổ học đã mang lại giá trị hết sức to lớn, là cơ sở khoa học quan trọng để tiến hành thực hiện các dự án tiếp theo của công tác bảo tồn và phục dựng các công trình kiến trúc tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.
Nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, giới thiệu đến đông đảo công chúng và Du khách, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã thiết kế một không gian trưng bày giới thiệu hiện vật ngoài trời. Hiện nay, không gian đang trưng bày, giới thiệu hệ thống các chân tảng và vật liệu kiến trúc tiêu biểu đã được phát hiện trong quá trình khai quật tại khu vực nội thành Di sản Thành Nhà Hồ, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và nhu cầu tham quan của du khách. Chị Vũ Thị Lanh, hướng dẫn viên Trung tâm bảo tồn Di sản Văn hoá thế giới Thành Nhà Hồ cho biết: các chân tảng cùng vật liệu kiến trúc là những hiện vật có giá trị, được phát hiện trong khu vực nội thành qua quá trình khai quật chủ yếu tập trung ở các giai đoạn thời Trần, thời Hồ và Thời Lê.
Để lưu giữ, trưng bày một khối lượng khổng lồ lên tới hàng trăm nghìn hiện vật, di vật, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ cũng đang phải đối diện với bài toán về công tác bảo vệ, bảo quản và phát huy các giá trị hiện vật quý giá này, khi mà điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bịcòn thiếu,chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Chính vì vậy, Tiến sỹ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ rất mong có sự quan tâm của các ngành, các cơ quan chuyên môn, quan tâm tạo điều kiện để công tác bảo quản, lưu giữ các hiện vật được an toàn và đảm bảo.
Cùng với hoạt động khảo cổ và trưng bày, giới thiệu hiện vật, di vật, Trung tâm bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đang phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng kế hoạch phục dựng và bảo vệ cảnh quan, đa dạng hóa các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
Chùa Cảnh Yên
Nằm trên dãy đồi Sóc thuộc vùng giáp ranh giữa thị trấn Kim Tân và xã Thành Tân, huyện Thạch Thành, chùa Cảnh Yên được xây dựng dưới triều Vua Lê Thánh Tông. Ngôi chùa nằm ở một vị trí tuyệt đẹp, “sơn thủy hữu tình”, mặt tiền hướng ra sông Bưởi. Dù vậy, do sự khắc nghiệt của thiên nhiên và sự tàn phá của chiến tranh, đến những năm cuối thế kỷ 20, ngôi chùa đã bị phá hủy hoàn toàn.
Du lịch Việt Nam khởi sắc đầu năm
Những ngày đầu tiên của năm mới Ất Tỵ, du lịch Việt Nam đã khởi sắc với lượng khách tăng cao tại nhiều điểm du lịch trên cả nước.
Bản hùng ca mùa xuân
Nhân kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025), Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình Chính luận nghệ thuật: Bản hùng ca mùa xuân.
Các điểm đến tâm linh thu hút du khách dịp đầu năm mới
Những ngày đầu năm mới, các điểm di tích gắn với hoạt động tín ngưỡng tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, vãn cảnh. Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị, nên đến nay hoạt động lễ hội diễn ra an toàn, văn minh, đúng quy định, được du khách thập phương đánh giá cao.
Trình diễn Nghệ thuật thư pháp Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 01/02 (tức ngày mồng 4 tháng Giêng, năm Ất Tỵ) tại Khu Văn hóa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức chương trình Văn nghệ, thư pháp và cho chữ đầu Xuân Ất Tỵ 2025. Dự chương trình có các đồng chí: Lê Anh Xuân - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Thanh Hóa; Lê Trọng Thụ - Chủ tịch UBND thành phố Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hóa.
Sôi nổi Hội vật truyền thống Xuân Ất Tỵ 2025
Sáng ngày 1/2 (mùng 4 Tết Nguyên đán), xã Hoằng Phong, huyện Hoằng Hóa đã tổ chức Hội vật truyền thống chào mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn du khách ngày đầu xuân
Đã thành truyền thống, cứ vào ngày mồng 4 Tết, Ban Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh lại tổ chức lễ khai hội Xuân chào đón năm mới. Trong những ngày Tết Nguyên đán vừa qua, Khu di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã trở thành điểm đến hấp dẫn của mỗi du khách để tri ân, hướng về nguồn cội và cầu mong những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Sôi động các điểm vui chơi, du lịch tâm linh đầu năm mới
Trong ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều địa điểm vui chơi, các khu du lịch tâm linh trên địa bàn thành phố Thanh Hóa đã thu hút khá đông người dân và du khách đến thăm quan, lễ bái. Đặc biệt, thời tiết hôm nay ấm áp, thuận lợi cho du khách vãn cảnh, khám phá các điểm du lịch.
Tiếng cồng gọi xuân
Đối với đồng bào người Thái ở xứ Thanh, ngoài những điệu khặp mượt mà trữ tình, những điệu múa xòe uyển chuyển hay những bước nhảy sạp rộn ràng, người Thái còn có một nét văn hóa đặc sắc trong đời sống tinh thần, đó chính là văn hóa cồng chiêng.
Xu hướng du lịch xuyên Tết Nguyên đán tăng cao
Nếu trước đây hình ảnh quây quần bên mâm cơm gia đình là biểu tượng của Tết, thì hiện nay, ngày càng nhiều gia đình, nhiều bạn trẻ lựa chọn du lịch xuyên Tết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.