Phát huy giá trị văn hóa trong phát triển du lịch
Thanh Hóa là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử với số lượng lớn di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng và kiểm kê bảo vệ. Đây là nguồn tài nguyên nhân văn quý giá để các ngành, các địa phương khai thác, phát huy giá trị trong phát triển du lịch.
Trong 3 năm trở lại đây, lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa mới được tổ chức trên quy mô lớn nhưng đã trở thành điểm hẹn văn hóa – du lịch của đông đảo Nhân dân và du khách. Với các hoạt động phong phú, lễ hội đã và đang từng bước khẳng định vị trí trong đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân.

Đây chính là kết quả tích cực mà huyện Thiệu Hóa bước đầu đã đạt được trong việc quan tâm phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch.
Ông Nguyễn Ngọc Hiểu, Phó Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Đối với các địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch biển như thành phố Sầm Sơn, huyện Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Nghi Sơn…, việc khai thác các giá trị văn hóa cũng được xem là giải pháp quan trọng nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và gia tăng trải nghiệm cho du khách. Chị Cao Thị Hương, Quản lý Khách sạn Hải Tiến Resort, Khu du lịch biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Chúng tôi luôn quan tâm giới thiệu, quảng bá với du khách về các di tích văn hóa trên địa bàn để du khách trải nghiệm, khám phá".

Thực hiện chủ trương chung của tỉnh, những năm qua, các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp khơi dậy tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch bằng những việc làm cụ thể như: đầu tư nguồn lực trùng tu, tôn tạo di tích; phục dựng, giữ gìn các lễ hội, làng nghề truyền thống, trò chơi, trò diễn dân gian, xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá giá trị các di sản… Tính chung trên toàn tỉnh, gần 10 năm qua đã có trên 230 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh được đầu tư tu bổ, tôn tạo, với tổng kinh phí thực hiện hàng trăm tỷ đồng.

Cùng với di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ, các di tích quốc gia đặc biệt như Lam Kinh, Đền thờ Lê Hoàn, Đền Bà Triệu, Hang Con Moong, Quần thể di tích và danh thắng Sầm Sơn… hàng chục di tích ở nhiều vùng, miền đang từng bước khẳng định được vị trí trên bản đồ du lịch xứ Thanh.

Thực tiễn cho thấy, di sản văn hóa nói riêng, văn hóa truyền thống nói chung chỉ thực sự phát huy giá trị khi được "sống" trong cộng đồng, trở thành một phần gắn bó hữu cơ, mật thiết với đời sống kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Bởi vậy, việc khai thác các giá trị văn hóa phát triển du lịch là một hướng đi đúng đắn để tạo lập sự cân bằng, bền vững trong phát kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Sáng 2/5, Xá lợi Phật về tới Việt Nam
Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được cung thỉnh từ Ấn Độ vừa về tới sân bay Tân Sơn Nhất sáng 2/5.

Các điểm đến vui chơi, giải trí của Nghi Sơn thu hút du khách dịp nghỉ lễ
Du khách khi đến thị xã Nghi Sơn,, sau khi hòa mình vào nắng gió ở biển Hải Hòa, vi vu Bãi Đông hoang sơ còn được khám phá nhiều trải nghiệm thú vị với các khu, điểm du lịch có các loại hình vui chơi, giải trí hấp dẫn. Trong ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ, thời thiết nắng nhẹ, đây là yếu tố rất thuận lợi để các điểm đến này thu hút đông đảo du khách.

Các di tích văn hóa, lịch sử thu hút du khách trong dịp nghỉ lễ
Ngoài các thắng cảnh tự nhiên, Thanh Hóa còn là địa phươngcó hệ thống di tích, di sản văn hóa, lịch sử đậm đặc, trong đó có nhiều di tích nổi tiếng. Trong dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 năm nay, các địa điểm này trở thành nơi tham quan, trải nghiệm ý nghĩa cho nhiều du khách trong và ngoài nước.

Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách
Mùa du lịch năm nay, huyện Hoằng Hoá phấn đấu đón hơn 2 triệu lượt khách. Nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách mọi thông tin hoạt động du lịch của địa phương, vừa qua huyện đã chính thức đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn.

Tượng đài và ký ức
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khu vực cầu Hàm Rồng là nơi giao nhau giữa tuyến đường sắt và đường bộ. Không quân Mỹ coi cầu Hàm Rồng là điểm tấn công quyết định, nhằm khóa chặt tuyến giao thông huyết mạch, cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Tại đây, lực lượng thanh niên xung phong, nòng cốt là Đội N87 đã cùng với bộ đội, dân quân làm nên bao sự tích anh hùng, trong đó có chiến công và sự hy sinh dũng cảm của 13 nữ thanh niên xung phong Tiểu đội xung kích thuộc C873, Đội N87. Vùng “đất thép” Hàm Rồng trở thành bản tráng ca được Nhân dân cả nước, bạn bè thế giới cảm phục, tự hào.

Du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa trong dịp nghỉ lễ
Những ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5, tuy thời tiết không quá nắng nóng nhưng lượng du khách đổ về các bãi biển của Thanh Hóa vẫn rất đông.

Sôi nổi Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An năm 2025
Những ngày này, khi đến công viên Hội An, thành phố Thanh Hóa, người dân và du khách sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi, hấp dẫn của “Tuần văn hóa thành phố Thanh Hóa - thành phố Hội An” năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.