Phát huy hiệu quả các nguồn vốn vay cho nông dân sản xuất
Có đất đai, có sức lao động nhưng lại thiếu vốn sản xuất là thực trạng chung của nhiều hộ nông dân. Chính vì thế, những năm qua, các cấp hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã đứng ra ký kết ủy thác với các ngân hàng cho hội viên nông dân vay để phát triển kinh tế. Thông qua các nguồn vốn vay, nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập.
Đầu năm 2023, thông qua Hội nông dân huyện Nông Cống, gia đình ông Lê Đình Quảng, ở xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống được ngân hàng chính sách xã hội tỉnh cho vay 100 triệu đồng. Với số vốn này, ông Quảng đã mở rộng diện tích gieo trồng giống cây lâm nghiệp từ 800 m2 lên 2000 m2; đồng thời, mua thêm giống, máy móc phục vụ sản xuất. Trung bình mỗi năm, gia đình ông bán được trên 5000 cây giống, cho giá trị hơn 300 triệu đồng.
Cũng như gia đình ông Quảng, hiện nay, hội nông dân huyên Nông Cống đã đứng ra tín chấp với các ngân hàng cho hàng trăm hộ vay phát triển kinh tế với tổng nguồn vốn gần 900 tỷ đồng.
Ông Lê Đình Quảng, xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết, thông qua Hội Nông dân đã giúp các hộ gia đình có được nguồn vốn để mở rộng diện tích, đầu tư thêm các vật tư, dụng cụ như khoan giếng tưới bằng máy bơm, hệ thống đường ống tưới, qua đó tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân.
Bà Trần Thị Huế, Chủ tịch Hội nông dân huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hiện nay, các mô hình tập trung phát triển là cây trồng, chăn nuôi tạo điều kiện cho các hộ sản xuất. Năm 2024, chúng tôi tập trung cho các hội viên sản xuất tiêu biểu, ưu tiên cho các hộ sản xuất kinh doanh giỏi, đặc biệt quan tâm chú trọng mô hình sản xuất liên kết, bao tiêu sản phẩm."
Để nguồn vốn vay đến đúng đối tượng, phát huy được hiệu quả, Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo cho các cấp hội nông dân cơ sở khảo sát thực tế nhu cầu vay vốn của các hộ; trong đó, ưu tiên lựa chọn những hộ có tiềm năng, điều kiện sản xuất phù hợp với nguồn vốn vay. Thông qua ủy thác của các cấp hội với các ngân hàng: chính sách xã hội, nông nghiệp phát triển nông thôn…đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 200 nghìn hộ được vay với tổng số vốn trên 15 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các cấp Hội nông dân cũng đã phối hợp với các ngành, đơn vị tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho các hộ vay vốn áp dụng vào sản xuất đạt hiệu quả cao.
Bà Vũ Thị Thanh Xuân, Trưởng ban Kinh tế - Xã hội, Hội nông dân tỉnh Thanh Hóa cho biết, năm 2024 và những năm tiếp theo, các cấp hội sẽ đẩy mạnh phối hợp với 2 ngân hàng và đặc biệt lựa chọn kỹ lưỡng những hộ có nhu cầu vay vốn, có điều kiện để nguồn vốn vay hiệu quả hơn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, mở rộng ngành nghề sản xuất, các mô hình liên kết, Ocop.
Nguồn vốn vay từ ngân hàng đã giúp nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Hội Nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục chỉ đạo hội nông dân các cấp rà soát số gia đình hội viên có nhu cầu vay vốn để có kế hoạch phân bổ nguồn vốn hợp lý, hiệu quả.
Xuất khẩu nông lâm thuỷ sản nhiều dự báo đạt trên 60 tỷ USD
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản cả nước ước đạt hơn 5,9 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 10 tháng đạt trên 51 tỷ USD.
Kiểm soát bình ổn giá cả thị trường cuối năm
Chỉ đạo định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại của năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để sẵn sàng các biện pháp quản lý, điều hành giá, kịp thời, hiệu quả.
Đẩy nhanh tiến độ Dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát Nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn
Là một trong những công trình hạ tầng quan trọng trong Khu kinh tế Nghi Sơn, dự án Xây dựng kéo dài kênh thoát nước làm mát nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn đã được khởi công xây dựng từ tháng 8/2024. Hiện chủ đầu tư và đơn vị thi công đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành dự án vào tháng 4/2025.
Thanh Hóa phát triển chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn
Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện có hiệu quả tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Từ đó, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao và tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn.
Khu vực doanh nghiệp nộp ngân sách hơn 11.225 tỷ đồng
Bằng nhiều giải pháp tập trung khai thác mở rộng thị trường, 10 tháng năm 2024, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá tiếp tục tăng trưởng tích cực. Tổng thu nộp ngân sách của khu vực doanh nghiệp trong 10 tháng đầu đạt hơn 11.225 tỷ đồng, đạt 120,7% dự toán giao, tăng 19,3% so với cùng kỳ.
Quyết liệt triển khai đồng bộ các giải pháp chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp
Thời gian qua, thành phố Sầm Sơn đã triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả công tác phòng chống khai thác thủy hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU.
Xuất khẩu rau quả lập kỳ tích mới
Xuất khẩu rau quả 10 tháng năm nay của Việt nam đã đạt mốc hơn 6,3 tỷ USD, tăng hơn 31% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng cường kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật những tháng cuối năm
Thời điểm này, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tích cực chăm sóc đàn gia súc, gia cầm để chuẩn bị xuất bán, phục vụ nhu cầu của thị trường cuối năm. Chi cục Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cùng với các địa phương đang tăng cường công tác kiểm soát, kiểm dịch động vật và sản phẩm động vật.
Nỗ lực hoàn thành mục tiêu sản xuất vụ Đông 2024-2025
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã gieo trồng được khoảng 75% diện tích vụ Đông theo kế hoạch. Theo ngành nông nghiệp, việc mở rộng diện tích các cây trồng ưa lạnh là điều kiện quan trọng để các địa phương hoàn thành mục tiêu về diện tích và tăng giá trị trong sản xuất vụ Đông.
Thị trường thức ăn chăn nuôi: Nguồn cung phong phú, giá giảm 10 - 20%
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá các nguyên liệu thức ăn trong nước đều giảm nên giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm cũng giảm theo. Tại Thanh Hóa, nguồn cung thức ăn chăn nuôi khá phong phú, giá các loại đều giảm từ 10 - 20%, tạo điều kiện cho người chăn nuôi trong tỉnh phát triển sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.