Phát huy hiệu quả dự án Sửa chữa và Nâng cao an toàn đập (WB8) tỉnh Thanh Hoá
Từ năm cuối năm 2019 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 24 hồ chứa đã được sữa chữa, nâng cấp và đưa vào sử dụng nhờ nguồn vốn từ dự án WB8 của Ngân hàng thế giới tài trợ. Các công trình thủy lợi được đầu tư đã góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn, cung cấp đủ nguồn nước cho sản xuất và dân sinh, bảo đảm an toàn cho các công trình và tính mạng, tài sản của người dân vùng hạ du.
Hồ chứa nước Thung Bằng, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy có nhiệm vụ tưới cho hơn 200 ha lúa và hoa màu của xã Cẩm Ngọc và thị trấn Phong Sơn. Do xây dựng từ năm 1977 nên trước đây nhiều hạng mục công trình bị xuống cấp trầm trọng, cống, đập, tràn xã lũ đều không đảm bảo an toàn cho công trình khi mưa lũ cũng như khi nắng hạn để tưới cho hoa màu. Năm 2022, từ nguồn vốn của Dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập do WB8 tài trợ với nhiều hạng mục được sửa chữa, làm mới như: làm lại mặt cắt đập, lát cấu kiện mái thượng lưu, tường chắn sóng, xây nhà vận hành cống, tràn; kênh dẫn sau tràn được làm lại... Sau khi được nâng cấp, sửa chữa, hồ Thung Bằng, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy như được khoác lên mình tấm áo mới, không chỉ đảm bảo tưới nước tưới cho diện tích đất nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho mùa mưa lũ mà còn tạo nên cảnh quan đẹp ở nơi đây.
Ông Nguyễn Viết Long, Xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi được sửa sang đập, nguồn nước đảm bảo, đảm bảo thời vụ cho Nhân dân".
Bà Bùi Thị Xuân, xã Cẩm Ngọc, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Chúng tôi nhờ ở đập Thung Bằng, nhờ các chú ở đập lấy nước dễ dàng, chỗ nào cũng có, thuận tiện. Chúng tôi cảm ơn ở trên thấy chúng tôi khó khăn, đã tạo điều kiện đường đi, nước tưới đảm bảo".
Ông Nguyễn Ngọc Thọ, Giám đốc chi nhánh Thủy lợi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Sau khi đưa vào sử dụng, công trình cũng đạt được hiệu quả phục vụ sản xuất nông nghiệp. Công tác cứu hộ, an toàn cho công trình trong mùa mưa lũ được đảm bảo".
Đây chỉ là một trong 24 công trình thuộc Dự án Sửa chữa và nâng cao an toàn đập (nguồn vốn WB8) được thực hiện trên địa bàn 10 huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa. Tổng mức đầu tư ban đầu của các dự án là hơn 487 tỷ đồng, trong đó: Vốn vay Ngân hàng thế giới WB là gần 462 tỷ đồng; Vốn đối ứng: 25,43 tỷ đồng. Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, đến nay 100% các dự án đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.
Sau khi được đầu tư sửa chữa, nâng cấp từ nguồn vốn vay Ngân hàng thế giới và vốn đối ứng của tỉnh, hồ chứa nước Đồng Bể thuộc 2 huyện Triệu Sơn và Như Thanh, tỉnh Thanh Hoá đã phát huy hiệu quả cấp nước tưới cho trên 200 ha đất nông nghiệp và dân sinh, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du, cải tạo cảnh quan môi trường góp phần cải thiện đời sống nhân dân vùng dự án.
Ông Lê Sỹ Chính, xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà nước nâng cấp hồ, lát bờ, khoan chống thấm, đổ mặt đập, đảm bảo khi lụt bão, bà con yên tâm, nhất là bà con phía hạ lưu được cung cấp nước chăn nuôi sản xuất, làm ruộng rất tốt. Bà con rất biết ơn".
Ông Nguyễn Ngọc Hiếu, Chi nhánh Thủy lợi Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để phát huy hiệu quả công trình, chi nhánh chúng tôi cũng hàng tháng duy tu bảo dưỡng công trình và vận hành theo quy trình đã được công nhận, qua đó giúp cho công trình đảm bảo an toàn và hiệu quả".
Theo đánh giá của các địa phương, các công trình thủy lợi được nâng cấp sửa chữa từ nguồn vốn dự án WB8 đều được đánh giá cao về mặt chất lượng, thẩm mỹ. Những công trình này đã giúp người dân thực sự an tâm khi mùa mưa bão đến, đáp ứng nhu cầu tưới trong sản xuất nông nghiệp và dân sinh.
Ông Phạm Minh Vũ, Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Năm 2021, được nguồn vốn của WB 15 tỷ đã nâng cấp cải tạo kiên cố hơn, tích nước tốt hơn, tưới tiêu cho hơn 400 ha cây màu. Đặc biệt dự án này điều tiết lũ cho vùng hạ du và tích nước phục vụ dân sinh, an sinh cho người dân của Cẩm Ngọc".
Ông Khương Bá Luận, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Sông Chu, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Hiệu quả rõ rệt nhất đó là công trình nào đang có nguy cơ mất an toàn thì được sửa chữa đảm bảo an toàn, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, an sinh khác…, công tác phòng chống lụt bão, tính mạng của nhân dân vùng hạ du đươc đảm bảo. Bên cạnh đó tăng cường mỹ quan và đáp ứng nhu cầu du lịch tại địa phương".
Thanh Hóa có số lượng công trình hồ đập nằm trong tốp đầu của cả nước với 610 hồ chứa với tổng dung tích gần 2,2 tỷ m3, phục vụ tưới khoảng 127.000 ha đất nông nghiệp. Trong số này có 30 hồ chứa nước lớn; 84 hồ chứa nước vừa; 496 hồ chứa nước nhỏ. Việc cải tạo, nâng cấp các công trình từ nguồn vốn WB8 góp phần tạo ra những công trình thủy lợi kiên cố, hạn chế tình trạng rò rỉ gây thất thoát lãng phí nguồn nước, đảm bảo cung cấp nguồn nước ổn định phục vụ tưới tiêu cho người dân vùng hạ du, qua đó ổn định, nâng cao năng suất cây trồng, đảm bảo đời sống cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Việt Nam thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính đến hết tháng 8, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt hơn gần 21 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sản lượng thuỷ sản qua các cảng cá chỉ định đạt hơn 7.300 tấn
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, 8 tháng đầu năm 2024, tại 3 cảng cá chỉ định của tỉnh, gồm Lạch Hới, Lạch Bạng và Hoà Lộc có hơn 1.700 lượt tàu rời cảng, 1.100 lượt tàu cập cảng.
Xuất khẩu cá ngừ sang thị trường EU đạt 133 triệu USD
Giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Liên minh Châu Âu, EU tính đến hết ngày 15/8/2024 tăng 28% so với cùng kỳ năm 2023, đạt hơn 133 triệu USD.
Xây dựng vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 1380 doanh nghiệp hòa động trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản… Đây là điều kiện quan trọng để các địa phương phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 6 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu xuất khẩu đề ra, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn cao để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường khó tính.
Thanh Hóa: Tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD
Thông tin từ Sở công thương tỉnh Thanh Hóa cho biết :Trong tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu tháng 8 ước đạt 565,1 triệu USD, tăng 2,4% so tháng trước và tăng 26,8% so với cùng kỳ.
Giá xuất khẩu tôm sang Mỹ tăng liên tục kể từ tháng 2 năm nay
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ tháng 2 đến nay, giá tôm chân trắng xuất khẩu sang Mỹ liên tục tăng, từ mức 9,6 USD/kg lên 10,2 USD/kg.
Hiệu quả các chương trình, dự án của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới tại huyện Như Xuân
Trong những năm qua, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế tại Việt Nam đã đồng hành cùng huyện Như Xuân triển khai thực hiện nhiều chương trình, dự án thiết thực, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội cho các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng còn nhiều khó khăn trên địa bàn huyện.
Doanh nghiệp vượt khó giữ vững thị trường
Trong bối cảnh nền kinh tế nói chung còn nhiều yếu tố bất lợi, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, với tinh thần chủ động, sáng tạo, các doanh nghiệp đã chủ động trong sản xuất kinh doanh, giữ vững thị trường.
Doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hướng tới phục vụ người tiêu dùng được tốt hơn, tạo sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.