Phát huy hiệu quả hoạt đồng dịch vụ tài chính vi mô Thanh Hóa
Những năm gần đây, dịch vụ tài chính vi mô Thanh Hóa đã cung cấp có hiệu quả vốn vay nhỏ để phát triển kinh tế cho các đối tượng yếu thế như: phụ nữ, hộ nghèo, cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ...Tuy là những đồng vốn nhỏ, nhưng nhờ được sử dụng đúng mục đích đã giúp cho nhiều người có việc làm, thu nhập nhập ổn định.
Tài chính vi mô Thanh Hóa hiện đang duy trì hoạt động với 4 chi nhánh, 11 phòng giao dịch, tại 19 huyện, thị xã trong tỉnh, phục vụ trên 54 nghìn khách hàng, tổng dư nợ hết năm 2023 đạt trên 487 tỷ đồng. Với dịch vụ cung cấp vốn vay nhỏ, từ 5 triệu tới cao nhất là 100 triệu đồng cho các đối tượng yếu thế như: phụ nữ, hộ nghèo, hộ cận nghèo, doanh nghiệp siêu nhỏ, điều kiện vay vốn đơn giản, không cần tài sản thế chấp; cấp và nhận vốn ngay tại nơi người dân sinh sống, các dịch vụ tín dụng của Tài chính vi mô Thanh Hóa đã và đang góp phần đáng kể hỗ trợ người dân, đặc biệt là phụ nữ nghèo có cơ hội đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế, thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

Ngoài cung cấp dịch vụ tín dụng, Tài chính vi mô cũng chú trọng tới dịch vụ tiết kiệm nhằm giúp nâng cao ý thức, thói quen tiết kiệm cho thành viên. Từ những khoản tiết kiệm bắt buộc trong quá trình trả nợ hàng, góp gió thành bão, nhiều thành viên đã tích lũy được khoản tiết kiệm đáng kể, đồng thời bổ sung thêm nguồn quỹ của Tổ chức Tài chính vi mô để giúp cho nhiều người có thu nhập thấp, nhất là phụ nữ khó khăn tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn.

Kế hoạch hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân
Chính phủ vừa có Nghị quyết số 138 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 68 ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.