Phát huy năng lực sản xuất các sản phẩm công nghiệp tỉnh Thanh Hoá
Giai đoạn 2021 - 2023, ngành công nghiệp Thanh Hóa tăng trưởng khá cao, cả về công nghiệp nặng và công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp có giá trị gia tăng cao và công nghiệp dân sinh. Chỉ số sản xuất công nghiệp hằng năm tăng trên 15%, đứng tốp đầu của cả nước. Thanh Hóa là địa phương được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 5 dự án nhà máy xi măng đã đi vào hoạt động, hàng năm cung cấp trên 26 triệu tấn xi măng ra thị trường, phục vụ xây dựng các công trình trên cả nước và phục vụ xuất khẩu.
Trong quá trình 44 năm hoạt động, công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn xác định chất lượng sản phẩm là giá trị cốt lõi tạo nên thương hiệu. Vì vậy, Công ty luôn nhất quán mục tiêu giữ vững sản lượng xi măng bao truyền thống, gia tăng sản lượng xi măng bao khác và xi măng rời. Cùng với đó là sự linh hoạt trong chính sách bán hàng theo thực tế thị trường.


Nguyễn Trí Thức, Phó Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Nguyễn Trí Thức, Phó Tổng Giám đốc công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bên cạnh các dòng sản phẩm xi măng truyền thống thì trong thời gian qua, Công ty đã triển khai đưa thêm nhiều dòng sản phẩm mới ra thị trường để đáp ứng nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng cũng như các công trình xây dựng. Ngoài ra, Công ty triển khai sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm xi măng đến các khu vực như Philipines, Nam Mỹ, EU,... đáp ứng các yêu cầu rất cao về chất lượng của khách hàng nước ngoài".
Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Trong đó công nghiệp hóa dầu, hóa chất, nhựa được xác định là sản phẩm chủ lực, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp Thanh Hóa, với hạt nhân là các sản phẩm của Nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn công suất 10 triệu tấn dầu thô/năm. Thanh Hoá cũng đang hướng tới phát triển thành trung tâm năng lượng với 19 nhà máy điện đang vận hành, tổng công suất đạt trên 2.488 MW. Sản lượng điện sản xuất của Thanh Hóa năm 2023 đạt trên trên 10,5 tỷ kWh, chiếm 40% tổng sản lượng của Khu vực Bắc Trung Bộ. Dự kiến năm 2024 sản lượng điện sản xuất đạt trên 14 tỷ kWh.


Ông WATANABE YASUAKI, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Điện BOT Nghi Sơn 2, tỉnh Thanh Hóa
Ông WATANABE YASUAKI, Phó Tổng Giám đốc công ty TNHH Điện BOT Nghi Sơn 2, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 vận hành, ổn định, tối đa công suất thiết kế 1.200 MW, cung cấp điện cho hơn 6 triệu hộ gia đình. Kế hoạch sản xuất của nhà máy sản xuất đến cuối năm đạt 8.5 tỷ kwh, đóng góp khoảng 3% sản lượng điện của Việt Nam".
Với lợi thế về nguồn nhân lực, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã huy động được nguồn vốn lớn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực dệt may, da giày với hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động. Năm 2024, các nhà máy dự kiến sản xuất 760 triệu sản phẩm may, giày da; thuộc tốp đầu của cả nước.
Thanh Hoá cũng là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài khi lựa chọn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, phục vụ sản xuất lắp ráp trong nước và xuất khẩu.


Ông Nguyễn Tiến Phúc, Giám đốc sản xuất nhà máy STECH VINA Việt Nam
Ông Nguyễn Tiến Phúc, Giám đốc sản xuất nhà máy STECH VINA Việt Nam chia sẻ: "Thanh Hoá rất hợp với lĩnh vực đầu tư này vì sẵn nhân công, thuê đất giá rẻ, đặc biệt là chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư trước, trong và sau dự án".
Tài nguyên phong phú, hệ sinh thái sản phẩm công nghiệp đa dạng, tỉnh Thanh Hoá đang tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng: Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, khai thác triệt để tiềm năng, lợi thế sẵn có và thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để tạo bước đột phá trong phát triển công nghiệp.

Tưới tiết kiệm – Giải pháp hiệu quả, bền vững trong sản xuất nông nghiệp
Hiện nay, nhiều trang trại, nông hộ trên địa bàn Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trong sản xuất. Tưới tiết kiệm có ưu điểm là giảm công lao động, tiết kiệm phân bón và sử dụng nước hiệu quả. Giải pháp này cũng giúp áp lực do tình trạng hạn hán, tiết kiệm tài nguyên nước, hướng tới nền nông nghiệp thông minh, bền vững.

Đảm bảo tiến độ, chất lượng tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
Diễn ra từ ngày 1/7/2025, tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025 được thực hiện nhằm thu thập thông tin toàn diện về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và thực trạng phát triển nông thôn, phục vụ công tác điều hành, hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Vì vậy, tỉnh Thanh Hoá đang tập chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tổng điều tra, đảm bảo thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, chất lượng.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.