Phát huy trí thức trẻ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ IV, năm 2021 là nơi để các trí thức trẻ người Việt trong và ngoài nước thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
![]() |
Tiếp nối thành công của 3 lần tổ chức, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam lần thứ IV, năm 2021 với chủ đề “Phát huy trí thức trẻ Việt Nam trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia” được tổ chức trong hai ngày 25 và 26/11, nhằm tiếp tục củng cố mạng lưới trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu. Đồng thời, định hướng công cuộc chuyển giao tri thức, công nghệ của đội ngũ trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu theo các mục tiêu đổi mới và phát triển đất nước; góp phần tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; tham gia thực hiện “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, được phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Tại Diễn đàn, các đại biểu sẽ tập trung thảo luận và đề xuất các giải pháp vào 4 nội dung chính gồm:
Khơi nguồn Sáng tạo: Thảo luận về các chủ đề "Nghiên cứu cơ bản phục vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo"; "Ứng dụng khoa học công nghệ trong tối ưu hóa và nâng cao hiệu suất sản xuất bền vững"; "Nghiên cứu y-sinh, khoa học sự sống và con người".
Ứng dụng và Chuyển giao: Thảo luận về các chủ đề "Ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong năng lượng và môi trường"; "Ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phát triển đô thị".
Kết nối trí thức trẻ phát triển nền kinh tế số, nhân lực số quốc gia: Thảo luận về chủ đề "Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất và kinh doanh; "Thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị và đổi mới".
Phát triển và thương mại hoá các giải pháp chuyển đổi số: Thảo luận về các chủ đề "Phát triển các dự án y tế số, giáo dục số"; "Phát huy các giá trị văn hóa-con người Việt Nam trong kỷ nguyên số"; "Phát triển các mạng lưới đổi mới, sáng tạo".
Kết thúc Diễn đàn, các đại biểu sẽ thông qua Báo cáo đề xuất, khuyến nghị của Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần IV, năm 2021 nhằm góp phần đổi mới và phát triển đất nước; tham gia thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đồng thời hình thành các nhóm nghiên cứu khoa học trực thuộc Mạng lưới Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu; công bố các đề tài, chương trình nghiên cứu khoa học của các nhóm nghiên cứu được đặt hàng bởi các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp…
Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam lần thứ IV, năm 2021 là nơi để các trí thức trẻ người Việt trong và ngoài nước thảo luận về tầm nhìn, sứ mệnh đóng góp cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Thông qua Diễn đàn sẽ định hướng, chuyển giao tri thức, công nghệ cho những dự án liên kết, liên ngành ứng dụng nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ mới; thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số quốc gia, góp phần xây dựng một Việt Nam hiện đại, thịnh vượng.
Trước đó, trong khuôn khổ Diễn đàn đã có 15 diễn đàn nhánh được tổ chức với các chủ đề: Phát triển giải pháp, sáng kiến đổi mới công nghệ phục vụ chuyển đổi số và tăng trưởng xanh; Thúc đẩy các nghiên cứu liên ngành, xuyên ngành nhằm tạo động lực phát triển các trụ cột của đại học đổi mới sáng tạo: Nghiên cứu khoa học, đào tạo và chuyển giao; Chuyển đổi số mô hình chính sách và kinh doanh; Trí tuệ nhân tạo trong cuộc sống hôm nay; Thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học trong công cuộc chuyển đổi số và ứng phó với dịch COVID-19; Sở hữu trí tuệ và công nghệ chuyển đổi số - Cơ hội cho Việt Nam; An ninh năng lượng và chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam; An ninh năng lượng và chuyển đổi số quốc gia tại Việt Nam; Nâng cao năng lực Hội nhập quốc tế cho các trí thức trẻ trong bối cảnh chuyển đổi số toàn cầu và hội nhập giáo dục bền vững trong kỷ nguyên số… với sự tham gia của gần 1.500 đại biểu liên quan đến các nội dung xoay chủ đề của Diễn đàn năm nay.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Xu hướng tìm kiếm quý II/2025 trên Cốc Cốc
Công ty TNHH Công nghệ Cốc Cốc vừa phát hành Báo cáo xu hướng tìm kiếm quý II/2025, đề cập mối quan tâm của người dùng Việt Nam trên không gian mạng.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao giá trị cây trồng
Ứng dụng khoa học - kỹ thuật được xem là một đòi hỏi để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị cây trồng. Chính vì thế, những năm qua, các chủ trang trại, gia trại trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng, số lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Khoảng 100 chuyên gia đầu ngành sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, có khoảng 100 chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước sẽ tham gia các chương trình, nhiệm vụ trọng điểm cấp quốc gia về AI. Đây là bước đi chiến lược nhằm cụ thể hóa mục tiêu đưa trí tuệ nhân tạo trở thành động lực cốt lõi cho tăng trưởng kinh tế, hiện đại hóa đất nước và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cảnh báo mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hoá cánh báo có mưa rào và dông khu vực tỉnh Thanh Hoá chiều tối 09/7. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57.

Bán thuốc trực tuyến bắt buộc công khai chứng chỉ hành nghề và số điện thoại người tư vấn
Nghị định 163/2025 của Chính phủ yêu cầu bắt buộc các cơ sở kinh doanh dược khi hoạt động trên các ứng dụng hoặc sàn giao dịch thương mại điện tử phải công khai đầy đủ các thông tin pháp lý liên quan.

Trước 1/1/2026, sổ bảo hiểm điện tử sẽ tích hợp trên VNeID
Sổ bảo hiểm xã hội điện tử sẽ chính thức được tích hợp trên ứng dụng định danh điện tử quốc gia VNeID và dự kiến hoàn thành chậm nhất vào ngày 1/1/2026. Đây là bước tiến quan trọng trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, mang lại những giá trị thiết thực và tiện ích vượt trội cho người dân trong việc tiếp cận và quản lý các quyền lợi về an sinh xã hội.

Thanh Hóa đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số
Trong những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đẩy mạnh phát triển hạ tầng thanh toán số, làm cơ sở để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng nhu cầu thanh toán nhanh chóng, thuận tiện của người dân.

Cảnh báo mã độc nhắm đến hàng trăm ứng dụng ngân hàng trên toàn cầu
Các chuyên gia đã phát hiện một loại mã độc nhắm đến nền tảng Android, mang tên gọi “Godfather”, có khả năng tạo ra một môi trường ảo cách ly trên các thiết bị di động để đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản, chiếm quyền kiểm soát các ứng dụng ngân hàng, tài chính trên thiết bị.

Ứng dụng công nghệ sinh học, phát triển nông nghiệp an toàn
Nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang tích cực ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra những sản phẩm cây trồng, vật nuôi đạt năng suất, sản lượng cao và an toàn thực phẩm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.