Phát huy vai trò cây chủ lực trong phát triển kinh tế tại huyện Mường Lát
Từ khi vào vụ thu hoạch, mỗi ngày có hàng trăm người dân của huyện Mường Lát có mặt trên các triền đồi để thu hoạch sắn. Không khí thu hoạch và vận chuyển đều diễn ra khẩn trương, kịp thời cung cấp cho các đơn vị thu mua, chế biến.
Vốn là cây trồng được nhiều người dân lựa chọn để canh tác, nhưng trước đây, huyện Mường Lát mới chỉ phát triển ổn định được khoảng 1.600 ha đất trồng sắn. Sau khi Nghị quyết số 11 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy được ban hành, cây sắn được xác định là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện.

Đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các thành viên trong đoàn khảo sát tình hình sản xuất, thu hoạch sắn tại xã Nhi Sơn
Từ năm 2023, diện tích đất trồng sắn của huyện Mường Lát đã tăng lên hơn 3.000 ha, đem lại thu nhập cho người nông dân ở vùng đất còn nhiều khó khăn này.

Ông Sùng A Gióng, Bản Suối Lóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa
Ông Sùng A Gióng, Bản Suối Lóng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ, năm nay bà con rất phấn khởi, củ sắn mang lại hiệu quả cho bà con vì bà con có việc làm quanh năm, cuộc sống ổn định.
Năm nay, sắn được thu mua với giá từ 1.100 đến 1.650 đồng/kg tùy điều kiện vận chuyển. Trừ chi phí giống và vật tư nông nghiệp, người nông dân có lãi khoảng 17 triệu đồng/1ha.
Do sắn được trồng trên các đồi cao, xe ô tô không lên được nên các đơn vị thu mua phát bì cho người dân đóng sắn, sau đó dùng xe máy chở xuống đường tập kết để xe ô tô vận chuyển đến nhà máy chế biến.

Ông Hơ Văn Cợ, xã Pù Nhi, huyện Mường Lát cho biết: "Hàng ngày tôi chở sắn đến nơi tập kết, tầm 20 - 30 tấn sắn thì sẽ có các xe ô tô vận chuyển đến lấy."

Năm 2025, tổng diện tích trồng sắn của huyện Mường Lát là gần 3.063ha, đạt 102,1% so với kế hoạch, năng suất ước đạt 20,11 tấn/1ha, sản lượng đạt khoảng 60.000 tấn, trong đó diện tích sắn ký liên kết bao tiêu với Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh là 1.500 ha, tương ứng với tỷ lệ 49% tổng diện tích.

Tính đến thời điểm ngày 17/3, toàn huyện đã thu hoạch được gần 2.800 ha, đạt tỷ lệ 91,4%. Không chỉ thu mua sắn trên diện tích đã ký kết bao tiêu, Công ty Cổ phần sản xuất và chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh còn thu mua toàn bộ sắn trên địa bàn huyện với giá bảo hiểm. Dự kiến công ty sẽ thu mua hết số sắn còn lại trên địa bàn trước ngày 30/3/2025.

Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất và Chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh
Ông Nghiêm Minh Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Sản xuất và Chế biến nông lâm sản và vật tư Phúc Thịnh cho biết, cây sắn rất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Lát, phù hợp với chương trình Nghị quyết 11 của tỉnh. Công ty đã triển khai đầu tư cây sắn, năm nay đã bước sang năm thứ hai. Cây sắn được xác định là cây ngắn ngày nhưng là cây chủ lực, phù hợp với điều kiện tập quán, canh tác và thổ nhưỡng của huyện Mường Lát.
Giá trị đem lại từ cây sắn đã giúp người nông dân có nguồn thu nhập ổn định, điều này thể hiện sự đúng đắn khi chọn cây sắn là loại cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của huyện Mường Lát.

Với việc giữ ổn định trên 3.000 ha đất trồng sắn, tới đây, người trồng sắn của huyện Mường Lát sẽ tăng cường liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng cây sắn, ổn định đầu ra cho sản phẩm.

Dệt may đa dạng hoá thị trường và mặt hàng để ổn định xuất khẩu
Thị trường Mỹ hiện chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Do đó, khi Mỹ điều chỉnh tăng thuế quan mới sẽ tạo ra những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp dệt may. Trong bối cảnh này, việc chủ động đa dạng hóa sản phẩm, chuyển đổi xanh, mở rộng thị trường mới đang là những bước đi phù hợp giúp các doanh nghiệp dệt may ở Thanh Hoá ổn định sản xuất và xuất khẩu.

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.