Phát huy vai trò của Cựu chiến binh trong phát triển kinh tế
Phát huy phẩm chất người lính Bộ đội Cụ Hồ, các hội viên cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa luôn nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, giúp đỡ, động viên nhau vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nhờ đó đã hình thành nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả của cựu chiến binh, góp phần phát triển kinh tế, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Câu lạc bộ Cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế là một trong những hoạt động tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ trong Hội viên Cựu chiến binh các cấp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong 5 năm qua, Thanh Hóa đã phát triển được trên 250 Câu lạc bộ Cựu chiến binh giúp nhau phát triển kinh tế. Thông qua đó đã hỗ trợ về vốn, về kinh nghiệm sản xuất để các cựu chiến binh phát triển kinh tế, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền các địa phương thực hiện tốt việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Cựu chiến binh Lê Đình Kháng - Thôn Đại Đồng, xã Tế Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa: "Với chúng tôi đã được tôi luyện qua quân ngũ nên khi trở về cuộc sống đời thường, tham gia phát triển kinh tế chúng tôi vẫn giữ được phẩm chất của người lính đó là cần cù, chịu khó, mạnh dạn, sáng tạo đi đầu trong phát triển kinh tế nên đến nay gia đình tôi đã phát triển chăn nuôi hàng năm mang lại thu nhập hàng tỷ đồng".
Trong 5 năm qua, các cấp Hội Cựu chiến binh tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức các lớp tập huấn cho hội viên về kỹ thuật chăm sóc cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi ngành nghề phù hợp để phát triển sản xuất. Các cấp Hội cựu chiến binh đã đứng ra tín chấp và nhận ủy thác với Ngân hàng, tạo điều kiện cho hội viên vay 2,1 tỷ đồng để đầu tư phát triển kinh tế.
Nhờ đó, trong 5 năm qua, các cấp Hội CCB trên địa bàn Thanh Hóa đã giảm được hơn 8 nghìn hộ nghèo; số hộ cựu chiến binh khá, giàu tăng 20% so với nhiệm kỳ trước.
Ông Hà Công Trường - Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua các cấp hội đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, vận động hội viên phát huy tiềm năng, thế mạnh, tranh thủ nguồn lực để xây dựng, phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế trên địa bàn".
Phong trào Cựu chiến binh phát triển kinh tế đã khơi dậy được tình đồng chí, đồng đội, ý chí, nghị lực, bản lĩnh của các hội viên cựu chiến binh. Qua đó, góp phần xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả nhằm nâng cao thu nhập, xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển doanh nghiệp tư nhân
Tổng cục Thống kê cho biết, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua đã có tác động tích cực, hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi. Trong năm 2024, các doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường cao hơn 20% so với số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Quyết liệt giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Chỉ thị số 02 ngày 17/1/2025 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tạo động lực để xuất khẩu tôm đạt mục tiêu tăng trưởng
Năm 2024, xuất khẩu tôm đạt gần 4 tỷ USD. Ngành tôm vẫn giữ được đà tăng trưởng, nhưng về mặt hiệu quả, người nuôi và doanh nghiệp chế biến đang gặp nhiều khó khăn do nguồn tôm nguyên liệu phục vụ chế biến thiếu hụt. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp cần tiếp tục tạo động lực để tăng trưởng và phát triển trong năm 2025.
Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm OCOP 5 sao
Mới đây, Hội đồng Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp Trung ương đã đánh giá và chấm điểm phân hạng sản phẩm OCOP. Thanh Hóa có thêm 1 sản phẩm "Nước mắm Lê Gia - Cốt đặc biệt 40 N" của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia huyện Hoằng Hóa được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao Quốc gia.
Từ ngày 1/7 nộp thuế bằng mã số định danh cá nhân thay cho mã số thuế
Mã số thuế do cơ quan thuế cấp cho cá nhân, hộ gia đình và hộ kinh doanh sẽ được thực hiện đến hết ngày 30/6/2025. Từ ngày 1/7/2025, mọi hoạt động liên quan đến thuế sẽ sử dụng số định danh cá nhân. Đây là quy định tại Thông tư số 86/2024 của Bộ Tài Chính được ban hành ngày 23/12/2024, có hiệu lực từ ngày 6/2/2025.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 235.000 tỷ đồng
Năm 2024, sản xuất công nghiệp tỉnh Thanh Hóa ghi nhận sự phục hồi tích cực, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Nhờ đó, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đã đạt 235 nghìn tỷ đồng.
Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ
Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng và Nhà nước, trong nhiều năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng nỗ lực hợp tác, vận động viện trợ từ các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nhằm tăng cường, huy động mọi nguồn lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Năm 2024 Thanh Hóa thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã thu hút được 105 dự án đầu tư trực tiếp (trong đó có 19 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký trên 12.960 tỉ đồng và 477,9 triệu USD, gấp 1,43 lần về số dự án và tăng 25,1% về vốn đăng ký so với năm 2023; có 9 dự án điều chỉnh tăng với số vốn 63,2 triệu USD; 01 dự án điều chỉnh giảm với số vốn 21,5 triệu USD.
Xác lập kỷ lục mới, xuất khẩu vượt mốc 400 tỷ USD
Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2024 sơ bộ đạt 405,53 tỷ USD, tăng 14,3% so năm trước, vượt hơn gấp đôi chỉ tiêu phấn đấu tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 5/1/2024 (+6%). Mặc dù nhập khẩu cũng tăng mạnh, nhưng xuất khẩu đã giúp cán cân thương mại duy trì mức thặng dư lớn 24,77 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam đạt xuất siêu.
Tập trung gieo cấy, bảo vệ sản xuất vụ xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ đông, hiện nay bà con nông dân tỉnh Thanh Hóa đang tập trung sản xuất vụ Chiêm xuân 2025. Hiện các địa phương đã gieo cấy trên 20% diện tích lúa xuân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.