Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng mô hình kinh tế tập thể
Xác định vai trò và tầm quan trọng của kinh tế tập thể, thời kỳ đổi mới Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển thành phần kinh tế này. Điển hình là Nghị quyết 13 Trung ương 5 khóa 9 về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Nghị quyết số 20 Trung ương 5, khóa 13 về tiếp tục đổi mới phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới. Phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng và phát triển kinh tế tập thể, những năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ Thanh Hóa đã chỉ đạo các cấp hội thành lập nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết do phụ nữ làm chủ. Đến nay, các mô hình này đều phát huy hiệu quả, phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương, góp phần quan trọng cùng địa phương trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết đã đề ra.
Để đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, hàng năm, Hội Liên hiệp phụ nữ Thanh Hóa chỉ đạo các cấp Hội rà soát, lựa chọn đăng ký thành lập Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết để xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện. Giao chỉ tiêu đăng ký, phấn đấu mỗi huyện thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 1 Hợp tác xã hoặc 5 Tổ hợp tác, Tổ liên kết; tổ chức khảo sát các gia đình hội viên, phụ nữ kinh doanh cá thể tại địa phương; phối hợp với sở, ban, ngành liên quan hướng dẫn quy trình thành Hợp tác xã. Đồng thời, chú trọng phát hiện những nơi đang có điều kiện để phát triển kinh tế tập thể như: Tổ hợp tác, tổ liên kết đang hoạt động hiệu quả, những địa phương có làng nghề truyền thống, có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt và đang có chủ trương thành lập hợp tác xã để phối hợp với chính quyền địa phương tranh thủ các nguồn vốn kích cầu, hỗ trợ thành lập hợp tác xã.

Từ những hộ làm trang trại riêng lẻ, được sự vận động của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, năm 2022 Hợp tác xã trồng cây ăn quả do phụ nữ làm chủ xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa được thành lập. Hiện Hợp tác xã có 20 thành viên, tổng diện tích cây ăn quả gần 10 ha. Tham gia Hợp tác xã các thành viên có điều kiện chia sẻ kiến thức chăm sóc cây ăn quả theo hướng an toàn. Vào mùa thu hoạch, mỗi ngày Hợp tác xã cung ứng ra thị trường từ 2-3 tạ trái cây các loại. Việc tiêu thụ khá thuận lợi. Chị Nguyễn Thị Hằng, Giám đốc Hợp tác xã cây ăn quả Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa cũng chia sẻ từ ngày thành lập Hợp tác xã đã kết nối chị em, chăm sóc cây phân bón hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó phát triển hợp tác xã đi lên.

Hợp tác xã sản xuất mật mía do phụ nữ làm chủ xã Thạch Sơn, huyện Thạch Thành được thành lập năm 2021, gồm 7 thành viên. Khác với trước đây, các hộ sản xuất nhỏ lẻ tại nhà, khi thành lập hợp tác xã, các hộ đã góp vốn, đầu tư máy móc, thu mua nguyên liệu và sản xuất tập trung, đang ký tem nhãn cho sản phẩm. Riêng vào dịp Tết, Hợp tác xã cung cấp ra thị trường từ 50-60 tấn mật mía thành phẩm. Việc tiêu thụ được mở rộng ở nhiều tỉnh. Năm 2022,mật mía Thạch Sơn đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Ngoài Hợp tác xã Thạch Sơn, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thạch Thành cùng đã hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình kinh tế tập thể trên địa bàn. Bà Bùi Thị Bích Thủy, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Thạch Thành cũng cho biết đến nay phụ nữ Thạch Thành có 6 Hợp tác xã, 8 tổ hợp tác, và quan trọng là xây dựng được thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm tốt.

Tại huyện miền núi Quan Hóa, tranh thủ các nguồn hỗ trợ của Trung ương và địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ đã xây dựng được 5 mô hình kinh tế tập thể. Mỗi mô hình ban đầu có từ 15 đến 20 thành viên. Tham gia mô hình các hộ được trao tặng con giống như lợn, dê, tập huấn kỹ thuật để phát triển chăn nuôi. Khi con giống sinh sản lứa đầu, các thành viên sẽ tặng hộ nghèo, cận nghèo tiếp theo để nhân rộng mô hình. Với cách làm này, có nhiều tổ hợp tác đã phát triển lên 50, 70 thành viên, quy mô chăn nuôi của mỗi hộ thành viên được mở rộng. Kinh tế tập thể giúp chị em phụ nữ tổ chức sản xuất chuyên nghiệp hơn, đồng thời tăng tính gắn bó, tương trợ lẫn nhau trong cuộc sống. Bà Phạm Thị Cúc, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Quan Hóa cho biết: "Khi chị em được tham gia tổ hợp tác, hỗ trợ nhau kinh nghiệm chăn nuôi. Chị em còn chia sẻ cách nuôi dạy con cái, tổ chức cuộc sống gia đình, vì vậy nhiều chị em có cuộc sống tốt hơn, thoát nghèo và khá giả".
Trong lĩnh vực ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, cùng với duy trì và phát triển nghề truyền thống, du nhập nghề mới, các cấp Hội phụ nữ cũng đã xây dựng nhiều tổ hợp tác, hợp tác xã. Điển hình như Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp Trung Kiên, xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hóa do chị Nguyễn Thị Ngân làm Giám đốc. Ngoài việc duy trì nghề đan giỏ nhựa, móc hộp từ những ngày đầu thành lập, Ban lãnh đạo Hợp tác xã thường xuyên học hỏi, tìm kiếm các doanh nghiệp để liên kết sản xuất hàng xuất khẩu.

Nhờ đó, sau nhiều năm hoạt động, Hợp tác xã đã mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng nhà xưởng rộng trên 1.500 m2, du nhập được nghề mới, thu nhập ổn định và tạo được niềm tin, sự gắn bó của lao động địa phương. Hiện nay, Hợp tác xã đang tạo việc làm cho 100 hội viên, phụ nữ với mức thu nhập từ 5 triệu đến 6 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hợp tác xã còn mở rộng thêm nghề đan cói với các sản phẩm như: xiên, khay, đĩa hoa, thu hút trên 20 chị em phụ nữ tham gia.Trung bình mỗi tháng Hợp tác xã xuất ra thị trường khoảng 1200 sản phẩm túi và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, lợi nhuận từ 40-50 triệu đồng.
Tổ hợp tác sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do phụ nữ làm chủ xã Nga Điền, huyện Nga Sơn được thành lập năm 2018 với 25 thành viên. Sau 5 năm hoạt động, tổ hợp tác còn liên kết, mở rộng đào tạo nghề, tạo việc làm ổn định cho 600 hội viên phụ nữ trong xã với thu nhập trung bình đạt từ 4,5 triệu đồng 1 người 1 tháng trở lên. Hiện nay, Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Nga Sơn đang có 13 tổ hợp tác làm nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo việc làm cho hàng nghìn hội viên, phụ nữ trên địa bàn.

Theo thống kê của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Thanh Hóa, đến nay toàn tỉnh có 342 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ gồm Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết. Tạo việc làm thường xuyên cho khoảng 4000 hội viên, phụ nữ với mức thu nhập bình quân 3,5-4 triệu đồng/người/tháng và hàng nghìn lao đông thời vụ. Kinh tế tập thể, bước đầu đã khắc phục được phương thức sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, tăng hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh cao.
Nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát triển được sản phẩm OCOP. Việc hỗ trợ, được tiếp cận và tham gia các loại hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, kinh tế tập thể cũng đã giúp hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tự tin, nỗ lực phát triển kinh tế, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó với nhau. Kinh tế tập thể giúp phụ nữ trong tỉnh phát huy tốt tiềm năng, lợi thế về nguồn lao động, phát huy vai trò của Hội phụ nữ các cấp trong vệc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Hội, nhiệm vụ chính trị của địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Kết nạp Đảng ở Trường Sa
Bồi dưỡng, kết nạp đảng viên mới là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng. Ở huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa, công tác bồi dưỡng, kết nạp Đảng viên mới luôn được quan tâm chú trọng, nhằm xây dựng cơ sở chính trị, tổ chức đảng vững mạnh; từ đó, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Đảng vì hạnh phúc của Nhân dân
Trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc đổi mới, phát triển đất nước, Đảng ta luôn nhất quán quan điểm, nguyên tắc "lấy dân làm gốc". Từ việc nhận thức rõ vai trò quan trọng, to lớn của Nhân dân, cùng với lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng, Đảng đã lãnh đạo hệ thống chính trị ở các cấp, tổ chức triển khai hiệu quả việc chăm lo đời sống, không ngừng nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần cho Nhân dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.