Phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển nghề nông thôn
Dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ nông thôn được xem là giải pháp quan trọng nhằm cải thiện đời sống và góp phần phát triển kinh tế tại địa phương. Thời gian qua, từ công tác phát triển nghề, các cấp hội phụ nữ Thanh Hóa đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng chục nghìn hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Năm 2021, được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Như Thanh phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng mở lớp dạy nghề, phụ nữ xã Thanh Tân đã từng bước khôi phục lại nghề dệt thổ cẩm. Từ chỗ trong chỉ còn vài người làm nghề phục vụ nhu cầu cá nhân, đến nay xã Thanh Tân có 5 nhóm dệt với trên 30 chị em tham gia. Sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Bà Lô Thị Khăm, Thôn Thành Vinh xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khách hàng có nhu cầu mẫu, hoa văn khác nhau, chị em đều học hỏi thêm để làm, đáp ứng nhu cầu của khách".


Bà Lương Thị Duyên, Chủ tích Hội Liêp hiệp phụ nữ xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Bà Lương Thị Duyên, Chủ tích Hội Liêp hiệp phụ nữ xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Sau khi thành lập, các nhóm, tổ của hội được nhiều nơi biết, bán sang cả Nghệ An. Hội phụ nữ mong muốn được hỗ trợ phát triển thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, mở rộng nghề, nhiều nơi biết đến hơn".
Xác định dạy nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập là một trong những điều kiện để phụ nữ nông thôn vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, trên cơ sở khảo sát nhu cầu học nghề của lao động địa phương, hằng năm, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với các ngành, tranh thủ các nguồn kinh phí hỗ trợ để đẩy mạnh đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho hội viên.
Cùng với việc duy trì, khôi phục, phát triển nghề truyền thống, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp với nhiều công ty, đơn vị du nhập và nhân cấy nghề mới. Tính riêng từ đầu năm 2022 đến nay, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn Thanh Hóa đã phối hợp đào tạo nghề cho khoảng 10 nghìn hội viên, phụ nữ. Sau học nghề, từ 80% trở lên được giới thiệu việc làm hoặc tự tạo việc làm có thu nhập ổn định. Việc phát triển nghề cũng đã khuyến khích phụ nữ nông thôn lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, tạo việc làm cho nhiều hội viên khác. Điển hình nhự chị Lê Thị Hằng, ở xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa. Từ chỗ chỉ học nghề, làm nghề mây tre đan, chị đã thành lập doanh nghiêp, tổ chức làm nghề và thu mua sản phẩm cho hội viên. Hiện nay, mỗi ngày doanh nghiệp của chị thu mua trên 5 nghìn sản phẩm thủ công mây tre đan các loại, tạo việc làm cho hàng trăm hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện.


Chị Lê Thị Hằng, Doanh nghiệp mây tre đan Niên Hằng xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để duy trì công việc thường xuyên, tôi thường tìm đơn hàng, đưa cho người dân, thu mua. Để công việc được duy trì, tìm mẫu mới, thay đổi kiểu dáng, kích cỡ…. công việc luôn ổn định".

Bà Hoàng Thị Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Bà Hoàng Thị Định, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hội Phụ nữ đã quan tâm phát triển thêm ngành nghề, kết nối với các trung tâm, doanh nghiệp, chuyển giao. Thêm nhiều nghề mới. Đến nay, trên địa bàn huyện có hàng chị nghìn chị em phụ nữ có việc làm thêm, thu nhập tăng, nâng cao đời sống gia đình."

Cùng với phát triển nghề, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa còn đẩy mạnh hỗ trợ hội viên chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, phát triển kinh tế tập thể. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị mở các lớp dạt nghề ngắn hạn cho phụ nữ khu vực nông thôn, hướng đến những ngành nghề chị em có thể làm tại nhà, tại địa phương lúc nông nhàn. Tuyên truyền, vận động hội viên phát triển kinh tế bằng nhiều hình thức như: mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất. Đồng thời, chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố đấu mối với trung tâm dạy nghề tại địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, trung tâm khuyến nông mở các lớp dạy nghề cho chị em. Sau khi đào tạo sẽ thành lập các mô hình, tổ hợp tác, Họp tác để thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất, kết nối với các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Việc phát triển nghề của các cấp hội phụ nữ đã và đang góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Xuất khẩu đến giữa tháng 3 tăng hơn 1 tỷ USD so với cùng kỳ trước
Từ đầu năm đến hết ngày 15/3/2025, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 82,29 tỷ USD, tăng 6,3%, tương ứng tăng 1,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2024; cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 1,81 tỷ USD.

Thêm ngân hàng hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) vừa thông báo điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở một số kỳ hạn ngắn.

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.