ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội

Thanh niên là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò xung kích trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Thanh Hóa, thanh niên có trên 130.000 người, gồm các dân tộc Mường, Thái, Thổ, Dao, Mông, Khơ Mú và chiếm khoảng 13% tổng số thanh niên toàn tỉnh. Với tinh thần năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều bạn trẻ đã dám nghĩ dám làm, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng và xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế để lập thân, lập nghiệp tại quê hương. Qua đó tạo được chuyển biến tích cực, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số và miền núi.

Cẩm Thơ – Thanh Sơn – Đăng Tuyển

22/04/2024 20:45

Mặc dù có lực lượng lao động dồi dào, có sức khỏe nhưng thiếu đất, thiếu vốn, thiếu nghề, cộng với nhận thức còn hạn chế, nên nhiều thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa có định hướng rõ ràng cho cuộc sống và tương lai. Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi về tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, lập thân, lập nghiệp, phát triển kinh tế, xung kích, tình nguyện; tuyên truyền về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, về công tác thanh niên, công tác dân tộc và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên dân tộc.

Chị Phùng Tố Linh, Phó Bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa cho biết: "Trong thời gian qua, Tỉnh đoàn cũng như các cấp bộ đoàn đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan phụ trách công tác dân tộc ở các cấp để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt là thanh niên về công tác dân tộc như về các chính sách, văn bản chỉ đạo của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác dân tộc và đặc biệt là chương trình phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi của tỉnh Thanh Hóa".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 1.

Phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên", trong nhiều năm qua, thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã tích cực tham gia phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa. Nhiều phong trào thi đua của thanh niên đã đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển cộng đồng như: "Xây dựng hình ảnh đẹp của thanh niên Thanh Hóa trong thời kỳ mới" gắn với các hoạt động tình nguyện vì an sinh xã hội; mô hình "Thanh niên tham gia tự quản đường biên, cột mốc và giữ gìn an ninh, trật tự ở các thôn bản khu vực biên giới"; mô hình "Thanh niên bảo vệ môi trường", "thanh niên đảm bảo trật tự an toàn giao thông"... Thanh niên chung sức xây dựng nông thôn mới.

Giai đoạn 2021 - 2023, các cấp bộ Đoàn, Hội huy động lực lượng thanh niên tại chỗ thực hiện xây mới, mở rộng gần 100km, cải tạo trên 400km đường giao thông liên thôn bản. Duy trì định kỳ hàng tuần dọn vệ sinh môi trường, góp phần xây dựng các đoạn đường sáng – xanh – sạch đẹp tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Ông Bùi Hải Đường, Bí thư Đảng ủy xã Thành Lâm, huyện Bá Thước cho biết: "Trong những năm qua, đoàn viên thanh niên xã Thành Lâm rất tích cực xung kích vì cộng đồng, đã làm đường giao thông, hỗ trợ các hộ gia đình neo đơn phát triển sản xuất, ra quân làm sạch môi trường".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 2.

Khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trước đây vốn là vùng trũng trong phát triển kinh tế xã hội. Thế nhưng vài năm trở lại đây đã có rất nhiều tấm gương thanh niên dân tộc thiểu số khao khát phát triển kinh tế đã mạnh dạn học hỏi, chủ động thay đổi tư duy, biến những vùng đất nghèo khó trên quê hương mình trở thành nơi lập nghiệp. Mỗi ý tưởng, mỗi bước đi, dù cho hành trình phía trước còn nhiều chông gai, thử thách, nhưng các thanh niên vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã dám nghĩ, dám làm để thực hiện ước mơ của mình. Anh Lương Ngọc Lai, xã Luận Thành, huyện Thường Xuân chia sẻ: "Dám nghĩ dám làm nên bản thân đã xây dựng môt mô hình chăn nuôi gà, sau đó là lấy phân gà để nuôi giun quế. Với mô hình nãy cũng đã giúp giải quyết được công ăn việc làm cho từ 3 đến 6 lao động thường xuyên tại trang trại cũng như tại vườn dưa".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 3.

Thời gian qua, công tác vận động, hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh nói chung và vùng dân tộc thiểu số, miền núi nói riêng có những điểm khởi sắc, chuyển đổi mạnh mẽ. Từ các nguồn vốn của chương trình mục tiêu quốc gia, các cấp chính quyền địa phương phối hợp với đoàn thanh niên tạo điều kiện để các thanh niên dân tộc thiểu số khởi nghiệp, phát triển kinh tế, tạo sinh kế bền vững cho người dân địa phương. Tính đến nay, nguồn vốn vay từ Ngân hàng chính sách xã hội ủy thác cho tổ chức Đoàn quản lý đã tăng lên 1.619 tỷ đồng, triển khai cho hơn 28.800 hộ vay vốn. Về nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm kênh Trung ương Đoàn mà Tỉnh đoàn đang quản lý là 2.350 tỷ đồng, cho 27 dự án thanh niên vay mở rộng và phát triển kinh tế.

Để tăng cường, tạo điều kiện hơn nữa về nguồn vốn ưu đãi cho thanh niên vay khởi nghiệp, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã tích cực tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3815 ngày 04/10/2016 về việc phê duyệt Đề án "Chương trình tín dụng ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp". Kinh phí thực hiện đề án là 71 tỷ đồng. Tính đến tháng 3/2024 đã hỗ trợ cho 958 dự án khởi nghiệp, mô hình phát triển kinh tế tại các địa phương, tạo việc làm ổn định cho gần 2000 lao động. Chị Bùi Thị Giai Nhân, thôn Mục Long, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành cho biết: "Khi bắt đầu khởi nghiệp thì thanh niên khó khăn nhất nguồn vốn. Tôi được vay vốn chương trình dành cho thanh niên khởi nghiệp là 90 triệu, tôi đã mạnh dạn đầu tư vào trồng nấm. Sau 3 năm khởi nghiệp thì tôi đã trả được vốn ngân hàng và hiện tại mỗi năm tôi thu nhập 190 triệu đồng".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 4.

Để thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp, khát vọng làm giàu chính đáng của đoàn viên thanh niên, từ năm 2017, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã giao cho Ban Thường vụ Tỉnh đoàn chủ trì tổ chức cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017 - 2022". Trải qua 8 năm triển khai cuộc thi, Ban tổ chức đã nhận được trên 3.000 ý tưởng của các bạn đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều ý tưởng của thanh niên dân tộc và miền núi đạt giải đã được ứng dụng, triển khai thực hiện có hiệu quả.

Các hoạt động biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, điển hình thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số và miền núi tiêu biểu được các tổ chức Đoàn, Hội phối hợp chặt chẽ với cơ quan Dân tộc cùng cấp quan tâm tổ chức thực hiện. Qua đó cổ vũ, động viên thanh thiếu nhi dân tộc thiểu số và miền núi phấn đấu vươn lên, góp phần thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền giáo dục, định hướng lối sống đẹp cho thanh thiếu nhi vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong giai đoạn 2021 - 2023, các cấp bộ Đoàn, Hội đã phối hợp với cơ quan Dân tộc cùng cấp giới thiệu 1 gương thanh niên dân tộc thiểu số nhận giải Vừ A Dính, giới thiệu 1 gương thanh niên dân tộc thiểu số nhận giải thưởng Lý Tự Trọng, 2 gương thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi nhận giải thưởng "15 tháng 10".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 5.

Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã lựa chọn các gương thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi tiêu biểu tham dự Đại hội; giới thiệu 3 gương giáo viên tiêu biểu tuyên dương tại Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" do Trung ương Đoàn tổ chức nhằm biểu dương, tôn vinh các thầy cô có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự nghiệp trồng người vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; lựa chọn, giới thiệu tuyên dương 22 gương thanh niên dân tộc thiểu số và miền núi tiêu biểu tại chương trình Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2023; tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho các tác giả, nhóm tác giả đạt giải cao tại cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên tỉnh Thanh Hóa hàng năm, trong đó có 04 tác giả, nhóm tác giả là người dân tộc thiểu số và miền núi.

Ông Lê Minh Hành, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban Dân tộc và Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Thanh Hóa đã ký kết chương trình phối hợp cho giai đoạn 2023 - 2025 và tập trung vào các cái nhóm giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất là tập trung triển khai hiệu quả công tác thanh thiếu niên và nhi đồng gắn với việc triển khai thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc. Thứ 2 là triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Thứ 3 là triển khai các hoạt động hỗ trợ thanh niên vùng dân tộc thiểu số và miền núi khởi nghiệp và lập nghiệp. Thứ 4 là tổ chức các hoạt động tuyên dương biểu dương khen thưởng tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong đồng bào các dân tộc thiểu số".

Phát huy vai trò thanh niên vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế xã hội- Ảnh 6.

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, thanh niên dân tộc thiểu số ngày càng tự tin để vươn lên lập nghiệp, phát triển kinh tế. Thúc đẩy thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế không chỉ lan tỏa hình mẫu thanh niên trong thời kỳ mới với tinh thần đổi mới, sáng tạo, mà còn góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.

Nguồn: Phóng sự phát sóng ngày 20/4/2024

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho vay 15 nghìn tỷ đồng

08:50 , 03/05/2024

Bộ Tài chính cho biết, chính sách tín dụng hỗ trợ nông dân, nông thôn thông qua hệ thống Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đã và đang phát huy hiệu quả. Tổng số vốn cho vay đạt khoảng 15 nghìn tỷ đồng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội tại khu vực nông thôn.

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

Sản phẩm tre luồng Thanh Hóa vươn tầm quốc tế

23:23 , 02/05/2024

Nắm bắt xu thế phát triển, thời gian qua, các địa phương và các cơ sở sản xuất, chế biến tre, luồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm tre, luồng, từng bước giảm sản phẩm thô và hướng tới sản xuất, chế biến, xuất khẩu sản phẩm tinh cho hiệu quả kinh tế cao.

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

Xuất khẩu hàng hóa có dấu hiệu phục hồi

16:05 , 02/05/2024

Theo nhận định của Sở Công Thương, xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2024 có dấu hiệu phục hồi so với cùng kỳ.

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

Quý 2/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam dự báo vẫn duy trì ở mức cao

08:29 , 02/05/2024

Theo các chuyên gia đánh giá, quý II/2024, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam được dự báo vẫn duy trì ở mức cao nhờ nguồn cung đảm bảo, sản phẩm chất lượng, thương hiệu uy tín.

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

ZaloPay ra mắt Giải pháp tăng cường trải nghiệm khách hàng cùng The Pizza Company

08:00 , 02/05/2024

Nắm bắt lợi thế và tiềm năng của mã thanh toán ZaloPay QR Đa Năng, ZaloPay đã phối hợp cùng đối tác đầu tiên là The Pizza Company, để cho ra đời giải pháp mới, hỗ trợ doanh nghiệp kết nối hiệu quả với các khách hàng, góp phần nâng cao trải nghiệm và thúc đẩy doanh số.

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao

07:43 , 02/05/2024

Căng thẳng chiến sự tại vùng Biển Đỏ kéo dài khiến giá cước vận tải biển tăng từ 80%, thậm chí đến 300% so với tháng 12/2023. Đứng trước khó khăn này, các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, đặc biệt là những doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường các nước như Mỹ, EU đang tập trung đưa ra các giải pháp ứng phó vừa đảm bảo đơn hàng ký kết, đồng thời duy trì, ổn định sản xuất, tạo vệc làm, thu nhập cho người lao động.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm tăng so với cùng kỳ

07:36 , 02/05/2024

Bộ Tài chính vừa có báo cáo về tình hình vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước tháng 3, ước thực hiện 4 tháng kế hoạch năm 2024. Theo đó, tỷ lệ giải ngân tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

Dự báo thương mại điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh trong quý 2/2024

07:16 , 02/05/2024

Theo dự báo, lĩnh vực thương mại điện tử nước ta tiếp tục phát triển mạnh mẽ và tăng trưởng trong quý 2/2024.

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

Các doanh nghiệp cung ứng khoảng 26.650 tấn phân bón các loại

23:01 , 01/05/2024

Theo số liệu của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, toàn tỉnh hiện có 1.294 cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón. Trong đó, có 19 đơn vị vừa sản xuất vừa kinh doanh, 35 cơ sở là doanh nghiệp, đại lý lớn chuyên kinh doanh phân bón; còn lại là các đại lý, hộ gia đình với quy mô và mức độ kinh doanh khác nhau.

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

Ngọc Lặc: Tích tụ, tập trung gần 3.000 ha đất

18:55 , 01/05/2024

Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa đã tích tụ, tập trung được hơn 2.990 ha đất để trồng trọt, chăn nuôi, quy mô lớn.