ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phát triển bền vững kinh tế biển ở Duyên hải Nam Trung Bộ

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học do Học viện Chính trị khu vực III và Học viện Chính trị khu vực II phối hợp tổ chức ngày 30/6 tại Đà Nẵng.

30/06/2020 15:50

 

Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Thế Phong
Toàn cảnh hội thảo - Ảnh: VGP/Thế Phong

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực III cho rằng các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức ở mức độ khác nhau trong việc phát triển bền vững kinh tế biển, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, tranh chấp chủ quyền và sự bất đồng giữa các nước tại Biển Đông. Ô nhiễm môi trường xuyên biên giới, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Phát triển bền vững, hài hòa giữa phát triển với bảo tồn biển trở thành xu thế chủ đạo.

Bên cạnh đó, việc khai thác tài nguyên như hiện nay trong vùng đã dẫn đến suy giảm nguồn lợi từ biển. Môi trường biển đang chịu nhiều thách thức khi các địa phương, cư dân ven biển ngày càng gia tăng các hoạt động kinh tế ven biển. Nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ khu công nghiệp, khu đô thị thải ra và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai do biến đổi khí hậu.

Trong bối cảnh đó, việc tiếp tục nghiên cứu, đánh giá những kết quả đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn chế, bất cập và nguyên nhân, thách thức, từ đó đề xuất những định hướng, giải pháp khả thi trong phát triển bền vững kinh tế biển ở các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ là yêu cầu cấp bách hiện nay.

Để phát bền vững kinh tế biển, PGS.TS. Trương Minh Dục, Học viện Chính trị khu vực III cho rằng các tỉnh cần quán triệt sâu sắc Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế biển, lấy kinh tế biển để thúc đẩy sự phát triển của vùng và cả nước, tạo ra việc làm thu hút lao động và thúc đẩy thủy sản phát triển.

Đồng thời, phát triển thủy sản một cách bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng ngành thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn và là khâu đột phá về kinh tế, là hướng làm giàu của các tỉnh, thành phố trong vùng. Từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là tôm, cua và các đặc sản cho nhu cầu du lịch và xuất khẩu. Phát triển nghề cá của vùng gắn với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân bổ lao động dân cư nông thôn miền biển. Đẩy mạnh công tác khuyến ngư, áp dụng tiến bộ khoa học-kỹ thuật mới để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch biển, đảo ngày càng hấp dẫn thu hút du khách trong nước và quốc tế; làm tốt công tác quy hoạch và liên kết giữa các vùng miền và các quốc gia, tạo điều kiện để phát triển du lịch biển, đảo; khai thác tài nguyên du lịch biển đảo một cách hợp lý, không được phép làm suy giảm cạn kiệt tài nguyên, phá huỷ môi trường.

“Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là nội dung quan trọng, không thể tách rời trong phát triển kinh tế biển mà các địa phương cần quán triệt. Không phát triển kinh tế bằng mọi giá mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, đặc biệt là quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”, PGS.TS. Trương Minh Dục nhấn mạnh.

Ngoài ra, nhiều ý kiến khác tại hội thảo cho rằng phát triển bền vững kinh tế biển cần chú trọng bảo tồn không gian, thiết chế văn hóa miền biển. Phát triển bền vững không được lấy tiêu chí nhanh làm nhân tố duy nhất mà phải lấy tiêu chí hài hòa làm cốt lõi. Tăng trưởng nhanh để phủ nhận, tước bỏ quá khứ, vùi lấp truyền thống và ký ức văn hóa sẽ làm tổn thương tinh thần cho một cộng đồng có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa biển.

Thế Phong/ Chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh

Mỗi năm, Việt Nam chi 200-300 triệu USD nhập gà đông lạnh

07:45 , 24/05/2025

Nhu cầu tiêu thụ thịt gà của Việt Nam tăng liên tục từ năm 2022 trở lại đây do tác động của dịch tả lợn châu Phi tới đàn lợn khiến giá thịt lợn tăng mạnh, làm thịt gà trở nên cạnh tranh hơn.

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

Hàng hóa qua cảng biển giữ đà tăng trưởng mạnh

07:02 , 24/05/2025

Theo Cục Hàng hải và Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, 5 tháng đầu năm nay, lượng hàng hóa thông quan tại các cảng biển đạt trên 370 triệu tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng cho sầu riêng Việt Nam

06:30 , 24/05/2025

Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam. Thông tin này được công bố trong thời điểm mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên đang cận kề, mở ra kỳ vọng lớn cho mục tiêu xuất khẩu 3,5 tỉ USD trong năm 2025.

Giá gạo  xuất khẩu giảm mạnh

Giá gạo xuất khẩu giảm mạnh

06:10 , 24/05/2025

Dù lượng gạo xuất khẩu tăng, nhưng giá gạo của Việt Nam đã giảm 19,8% so với cùng kỳ năm 2024.

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

Quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025

06:00 , 24/05/2025

Mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025. Đồng thời, coi kết quả giải ngân đầu tư công là căn cứ quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, đánh giá cán bộ, nếu không hoàn thành thì phải kiểm điểm, xử lý.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái

21:20 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại huyện Nga Sơn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng tuần hoàn, hữu cơ, sinh thái trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa".

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh

Công bố công cụ hỗ trợ phát triển tín dụng xanh

07:08 , 23/05/2025

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức công bố Sổ tay Hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng – một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy hệ thống tài chính xanh, bền vững.

Giá xăng quay đầu đi xuống, RON 95 còn hơn 19.500 đồng/lít

Giá xăng quay đầu đi xuống, RON 95 còn hơn 19.500 đồng/lít

15:10 , 22/05/2025

Giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành hôm nay (22/5) được điều chỉnh giảm 60 đồng, còn giá dầu diesel tăng.

Hiệu quả chương trình đầu tư tín dụng theo Nghị quyết 30a

Hiệu quả chương trình đầu tư tín dụng theo Nghị quyết 30a

07:34 , 22/05/2025

Thực hiện Nghị quyết số 30a/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với các huyện nghèo, đến nay, hàng nghìn hộ dân tại các huyện nghèo trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để xây dựng các mô hình kinh tế, nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo bền vững.

Thi đua yêu nước - Động lực phát triển kinh tế tập thể

Thi đua yêu nước - Động lực phát triển kinh tế tập thể

21:59 , 21/05/2025

Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”, thời gian qua, các Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động, qua đó khẳng định vị thế của kinh tế tập thể, Hợp tác xã trong giai đoạn mới.