Phát triển con nuôi đặc sản theo nhu cầu thị trường
Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, những năm gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư, phát triển nuôi các loại con đặc sản. Nhờ phát triển đối tượng nuôi đúng hướng, theo quy hoạch và nhu cầu thị trường nên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Vịt Cổ Lũng là một con nuôi đặc sản quý hiếm của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước cho giá trị kinh tế cao. Nhận thấy nhu cầu thị trường khá lớn, năm 2016, huyện Bá Thước đã triển khai dự án "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt". Trên cơ sở đó, năm 2017, các hộ dân trong xã cũng đã thành lập hợp tác xã chăn nuôi vịt Cổ Lũng nhằm liên kết chăn nuôi và ký hợp đồng cung ứng với doanh nghiệp. Đến nay, sản phẩm vịt Cổ Lũng đạt OCOP 3 sao, thị trường tiêu thụ ổn định, trung bình mỗi năm một hộ có thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng.

Chị Hoàng Thị Thủy, Xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa
Chị Hoàng Thị Thủy, Xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Gia đình chúng tôi nuôi vịt được gần 10 năm rồi, rất hiệu quả, kinh tế đảm bảo. Vịt đưa ra thị trường giữa cung và cầu rất ổn định… 1 năm 3- 4 nghìn con không đủ tiêu thụ ra thị trường, mức tiêu thị của các nhà hàng và người dân đảm bảo".
Ngành nông nghiệp Thanh Hóa xác định con nuôi đặc sản là một trong những con nuôi chủ lực của tỉnh nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi; qua đó, duy trì, bảo tồn và phát triển nguồn gen quí hiếm ở từng địa phương. Do vậy, ngành Nông nghiệp đã và đang phối hợp với các địa phương tuyên truyền, hướng dẫn người dân phát triển đối tượng con nuôi đặc sản gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi nhằm giúp người dân có điều kiện phát triển quy mô lớn theo định hướng thị trường.


Ông Đào Phan Tuấn, Xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đào Phan Tuấn, Xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Qua quá trình mình nuôi và tìm hiểu đã nắm chắc kỹ thuật con giống, bệnh tật… thị trường nguồn cung chưa đáp ứng được cầu. Thời gian tới sẽ phát triển mở rộng khu trang trại tiếp theo khoảng 500 lồng nữa…".
Anh Phạm Văn Hoàng, Xã Giao Thiện, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thị trường tiêu thụ đối với con dúi hiện tại cung chưa đủ đáp ứng cho cầu. Nuôi con dúi nuôi thương phẩm từ 8 tháng đến 1 năm mới bán được… dúi thịt cung cấp cho các nhà hàng dưới thành phố với giá dao động từ 5 trăm rưỡi đến 6 trăm nghìn 1kg".

Mặc dù phát triển con nuôi đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao nhưng nếu không có liên kết với thị trường tiêu thụ sản phẩm có thể bị thua lỗ. Do đó, trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, chính quyền địa phương và người dân cần xác định thế mạnh của từng loại con nuôi đặc sản phù hợp với nhu cầu thị trường để có định hướng phát triển bền vững.

Huyện Yên Định phát triển sản phẩm OCOP
Thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tính đến tháng 3/2025, huyện Yên Định đã có 41 sản phẩm đạt OCOP 3 đến 4 sao. Các sản phẩm được công nhận đã khẳng định thương hiệu trên thị trường, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

Giá xăng RON 95 vượt 20.000 đồng một lít
Giá xăng, dầu (trừ mazut, diesel) cùng tăng 20 - 440 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.

Thanh Hoá: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ quý 1 ước đạt 50.000 tỷ đồng
Theo báo cáo của sở Công thương, quý 1/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 50.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ

Doanh nghiệp xuất khẩu dệt may đối mặt nhiều áp lực
Trong 2 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ và là 1 trong 4 ngành hàng có kim ngạch trên 5 tỷ USD.

Thị trường ô tô Việt tăng trưởng trở lại
Doanh số bán hàng thị trường ô tô Việt đã tăng trưởng trở lại trong tháng 2 năm 2025, với hơn 21 nghìn xe, tăng 14% so với tháng 1 năm nay và tăng 86% so với cùng kỳ năm 2024.

Giá xe ô tô tồn kho 2024 giảm mạnh
Thị trường ôtô Việt Nam đầu năm 2025 đang chứng kiến làn sóng giảm giá mạnh đối với các mẫu xe sản xuất năm 2024 nhằm giải phóng hàng tồn kho.

Nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP để xuất khẩu
Tính đến hết tháng 2 năm 2025, Thanh Hóa đã có 627 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, 59 sản phẩm 4 sao. Đáng chú ý, Thanh Hóa đã có nhiều sản phẩm OCOP đang vươn tầm quốc tế với nhiều mặt hàng đã tiếp cận thành công ở những thị trường khó tính.

Giá thịt lợn tăng cao, sức mua giảm
Thời gian gần đây giá lợn hơi trong cả nước cũng như tăng lên mức kỷ lục. Tại Thanh Hóa giá lợn hơi cũng tăng lên gần 80.000 đồng 1 kg. Giá thịt lợn bán lẻ tăng từ 15.000 – 20.000 đồng 1 kg. Giá thị lợn tăng, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu nên sức mua tại các chợ dân sinh giảm hơn so với trước đây.

Nhiều ngân hàng thực hiện giảm lãi suất tiết kiệm
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong vòng hơn hai tuần qua, có 20 ngân hàng thương mại đã thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Mức giảm dao động từ 0,1 đến 0,9%/năm, tùy theo kỳ hạn và hình thức tiền gửi.

Nỗ lực giữ đà tăng trưởng xuất khẩu
Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu cả nước tiếp đà tăng trưởng, song đang đứng trước những thách thức mới do những thay đổi biến động về chính sách thương mại trên thế giới. Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp mạnh nhằm hạn chế rủi ro, giữ vững đà tăng trưởng xuất khẩu.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.