Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - Động lực phát triển kinh tế, xã hội
Xác định vai trò quan trọng của doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp xây dựng, phát triển loại hình doanh nghiệp này. Qua đó, góp phần đẩy mạnh thương mại sản phẩm khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững của các doanh nghiệp.
Thanh Hoá hiện có gần 40 doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, đứng top đầu cả nước về số lượng, sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Để khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Thanh Hóa đã ban hành các cơ chế, chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn tiền thuê đất, cho vay tín dụng ưu đãi... hỗ trợ hoạt động nghiên cứu, thương mại hóa kết quả khoa học và công nghệ; khuyến khích ứng dụng, đổi mới công nghệ.

Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi Cục trưởng, Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi Cục trưởng, Chi cục Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi tập huấn tuyên truyền nâng cao nhận thức của doanh nghiệp, tầm quan trọng của hoạt động nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa hướng tới đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay, theo đó, khuyến khích doanh nghiệp chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các giải pháp mới, sáng tạo trong cái quá trình sản xuất và kinh doanh".

Thanh Hoá đang thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh giai đoạn 2021 – 2025. Trong đó, tập trung các giải pháp khơi thông nguồn vốn phát triển khoa học và công nghệ, tổ chức sàn giao dịch công nghệ - thiết bị của tỉnh nhằm hỗ trợ, trao đổi thông tin, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình chuyển giao, đổi mới công nghệ; phấn đấu đến năm 2025 toàn tỉnh sẽ hình thành và phát triển được 60 doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Việt Nam đứng thứ 6 trên Bảng xếp hạng Chỉ số AI thế giới
Theo kết quả trong Bảng Chỉ số AI thế giới do Mạng lưới Nghiên cứu Thị trường Độc lập Toàn cầu vừa công bố, Việt Nam xếp hạng thứ 6 trên tổng số 40 quốc gia trên thế giới, đạt 59,2 điểm trên thang 100.

Ngành công thương tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số trong năm 2025
Bộ Công thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chỉ thị số 18 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp xúc tiến thương mại trong và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2025. Trong đó, trọng tâm là các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số.

Hơn 81,5% người nhận lương hưu, trợ cấp qua tài khoản cá nhân
Tính đến kỳ chi trả tháng 7/2025, 81,5% người nhận lương hưu và trợ cấp Bảo hiểm xã hội hàng tháng trong cả nước đã nhận qua tài khoản cá nhân, tăng 6,5% so với cuối năm 2024.

Phát hiện vi phạm giao thông qua ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
Cục Cảnh sát giao thông cho biết đang nghiên cứu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện vi phạm qua camera và gửi thông báo tới chủ phương tiện chỉ sau 2 giờ đồng hồ.

Việt Nam đặt mục tiêu phủ sóng 5G tới 90% dân số trong năm 2025
Các doanh nghiệp viễn thông đang đẩy nhanh tiến độ phát triển mạng 5G toàn quốc, hướng tới mục tiêu phủ sóng tới 90% dân số ngay trong năm 2025.

Ngành ngân hàng cần 750.000 nhân lực công nghệ vào năm 2026
Trong xu thế công nghệ mới, các ngân hàng sẽ cần thêm rất nhiều nhân lực để phát triển các công nghệ chiến lược liên quan đến hoạt động của lĩnh vực tài chính, ngân hàng, như fintech, tài sản số, blockchain, AI.

Tài sản số, tiền mã hóa sẽ được bảo vệ như tài sản thực
Mới đây, Luật Công nghiệp công nghệ số đã được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ 1/1/2026. Luật này đánh dấu lần đầu Việt Nam có khung pháp lý cho tài sản số.

Hàng triệu việc làm đang dần bị thay thế bởi trí tuệ nhân tạo
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tái định hình thị trường lao động toàn cầu với tốc độ chưa từng thấy. Dự báo sẽ có hàng triệu việc làm dần bị thay thế bởi AI.

Doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sắp được hưởng những ưu đãi chưa từng có
Theo Luật Công nghiệp công nghệ số chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2026, các doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam sẽ được hưởng nhiều ưu đãi đặc biệt

Ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển nông nghiệp hữu cơ
Thời gian qua, việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất các sản phẩm sạch, hữu cơ đang được áp dụng rộng rãi. Hình thức này không chỉ đem lại sự chủ động cho doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân, mà còn giúp tăng năng suất, chất lượng cây trồng, từ đó nâng cao thu nhập mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.