Phát triển giống dứa nuôi cấy mô MD 2 tại Thanh Hóa
Giống dứa nuôi cấy mô MD2 được Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu và tổ chức sản xuất tại Thanh Hóa từ năm 2023. Việc sử dụng giống dứa này được kỳ vọng sẽ góp phần nâng cao giá trị, sản lượng, đáp ứng yêu cầu sản xuất dứa hàng hóa của nông dân trong tỉnh.
Giống dứa MD 2 được Viện Nghiên cứu Rau quả nhập nội để tuyển chọn từ năm 2007. Giống có nhiều ưu điểm như: khả năng sinh trưởng khỏe, sạch bệnh, năng suất, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chế biến hoặc xuất khẩu quả tươi và có giá trị cao hơn hẳn giống dứa bà con đang trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trước năm 2023, chưa có cơ sở nào sản xuất giống dứa nuôi cấy mô tại Thanh Hóa. Năm 2023, Trung tâm nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với các nhà khoa học thuộc Công ty Cổ phần Giống cây trồng và dược liệu I.V.P tại Hà Nội, lựa chọn dứa MD 2 để nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Đến nay, Trung tâm đã xuất ra vườn ươm và cung cấp cho người dân người dân những lô giống đầu tiên.

Tiến sỹ Hoàng Thị Giang, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng và dược liệu I.V.P, Hà Nội
Tiến sỹ Hoàng Thị Giang, Giám đốc Công ty Cổ phần Giống cây trồng và dược liệu I.V.P, Hà Nội cho biết: "Ở Việt Nam, cây dứa MD 2 được đưa về từ năm 2007, nhưng đến nay, diện tích sản xuất nhỏ, do hiệu xuất bẻ chồi thấp. Nuôi cấy mô là giải pháp quan trọng mở rộng diện tích, cây xuất ra đồng đều, nhất quán di truyền, xuất khẩu tốt hơn trái cây bẻ chồi".

Theo đề án Phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, cây dứa được coi là một trong những cây chủ lực, với diện tích duy trì khoảng 3.500 ha, sản lượng trên 110.000 tấn mỗi năm. Dự kiến, năm 2024, Trung nghiên cứu, khảo nghiệm và dịch vụ giống cây trồng Thanh Hóa, phối hợp sản xuất khoảng 4 triệu cây giống MD 2. Đây cũng là điều kiện để phát triển bền vững vùng nguyên liệu dứa tại Thanh Hóa.

Phát lệnh báo động 1 trên sông Yên
Theo bản tin cảnh báo lũ của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Thanh Hóa, vào khoảng 12-14 giờ ngày 22/7 cảnh báo mực nước sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối có khả năng đạt mức Báo động 1. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh phát lệnh báo động 1 trên sông Yên tại trạm Thuỷ văn Chuối, yêu cầu Chủ tịch UBND các xã, phường Nông Cống, Thăng Bình, Trường Văn, Trung Chính, Thắng Lợi, Tượng Lĩnh, Quảng Chính, Tiên Trang, Quảng Yên, Quảng Ngọc, Ngọc Sơn, Các Sơn và phường Đông Sơn.

Ngành dệt may, da giày Việt Nam đẩy mạnh nội địa hóa và áp dụng công nghệ trong sản xuất
Ngành dệt may, da giày Việt Nam đang đối mặt với áp lực từ chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và yêu cầu khắt khe về phát triển bền vững từ EU. Để duy trì tăng trưởng, các doanh nghiệp đang mở rộng các thị trường mới, đồng thời đẩy mạnh nội địa hóa nguyên liệu và ứng dụng công nghệ nhằm minh bạch chuỗi cung ứng.

Doanh nghiệp kỳ vọng kinh doanh trong nửa cuối năm
Sau nửa đầu năm 2025 với nhiều tín hiệu phục hồi, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam bước vào 6 tháng cuối năm trong tâm thế lạc quan, kỳ vọng về triển vọng phát triển kinh doanh.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, 6 tháng đầu năm, giải ngân vốn đầu tư công của cả nước đạt hơn 268 nghìn tỷ đồng, bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng giao, cao hơn cùng kỳ năm ngoái cả về số tuyệt đối và tương đối.

Chủ động vận hành trạm bơm và cống tiêu bảo vệ cây trồng
Thanh Hoá hiện đã cơ bản gieo cấy xong lúa thu mùa. Để bảo vệ trên 109.000 ha lúa mùa mới gieo cấy không bị ngập, các đơn vị thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã sẵn sàng vận hành các trạm bơm tiêu úng khi có mưa lớn xảy ra.

Các công ty thuỷ nông sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hồ đập
Trên địa bàn Thanh Hoá, bão số 3 có khả năng gây mưa lớn, với lượng mưa bình quân từ 200 đến 350mm, có nơi trên 600mm. Các đơn quản lý hồ đập trên địa bàn tỉnh đã triển khai các phương án phòng chống lụt, bão và vận hành nhằm bảo đảm an toàn các công trình hồ đập khi có tình hướng xẩy ra.

Các doanh nghiệp chủ động ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại toàn cầu và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.