Phát triển hệ thống cảng biển ở Nghi Sơn
(TTV) - Cảng biển nước sâu Nghi Sơn không chỉ có vai trò quan trọng đối với sự hình thành phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn mà còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hóa trên địa bàn cả tỉnh. Bởi vậy, Thanh Hóa đã sớm quan tâm quy hoạch và có nhiều cơ chế chính sách để khuyến khích đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Nghi Sơn.
![]() |
Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 8 khu kinh tế trọng điểm ven biển của cả nước, trong đó, cảng biển Nghi Sơn góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế Nghi Sơn cũng như vào tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở quy hoạch được duyệt, các nhà đầu tư đã không ngừng hoàn thiện hệ thống cảng biển, biến Nghi Sơn trở thành trung tâm logictics của khu vực.
Khu Kinh tế Nghi Sơn được xác định là khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực, trọng tâm là công nghiệp nặng, là nơi hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, như: dầu khí, xi măng, điện, thép... Để đáp ứng yêu cầu phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn, tăng cường thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, với sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ của Trung ương, từ năm 2001, Thanh Hóa đã tập trung đầu tư Bến số 1 – Cảng biển Nghi Sơn cho tàu 10.000 DTW, tiếp đó năm 2004, bến cảng số 2 cho tàu 30.000 DWT được đầu tư xây dựng; tổng mức đầu tư cả 2 bến cảng là khoảng 500 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh.
![]() |
Ngoài ra, để kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng các bến cảng theo quy hoạch, Thanh Hóa đã hỗ trợ xây dựng một số công trình hạ tầng công cộng, gồm: nạo vét luồng tàu, xây dựng đê chắn sóng, đê chắn cát... Tiếp đó, năm 2010, Bến 3 – Cảng Nghi Sơn do Doanh nghiệp đầu tư và khai thác có thể tiếp nhận được tàu 70.000 DWT giảm tải. Theo quy hoạch của Bộ Giao thông vận tải: Cảng Nghi Sơn là cảng tổng hợp Quốc gia, đầu mối khu vực, loại I; phục vụ KKT Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa và các khu vực lân cận. Hệ thống cảng biển nước sâu Nghi Sơn được quy hoạch gồm 62 bến cảng chuyên dụng, tổng hợp và container. Hiện nay, đã có 9 bến tổng hợp và container, 6 bến chuyên dụng đi vào hoạt động; và đang tiếp tục đầu tư 10 bến container và các bến tổng hợp, với luồng tàu đảm bảo cho tàu có tải trọng trên 30.000DWT ra vào.
![]() |
Những năm gần đây, Cảng biển Thanh Hóa có tốc độ phát triển rất nhanh về lượng hàng thông qua cảng. Năm 2021, lượng hàng hoá thông qua cảng khoảng 43,03 triệu tấn, đảm bảo khối lượng theo dự báo, chiếm khoảng 50% tổng lượng hàng qua Nhóm cảng biển số 2 (bằng cả lượng hàng thông qua cảng biển Nghệ An và Hà Tĩnh cộng lại), phù hợp với dự báo lượng hàng theo quy hoạch được duyệt đến năm 2020 là từ 38,7 đến 44,7 triệu tấn. Trong đó qua khu bến Nghi Sơn chiếm tới 99,3%. Hàng hóa thông qua khu bến Nam Nghi Sơn là 20,76 triệu tấn, khu bến Bắc Nghi Sơn là 11,08 triệu tấn và khu bến đảo Mê là 9,71 triệu tấn. Khu neo đậu, chuyển tải Hòn Mê đã tiếp nhận tàu lớn nhất có trọng tải 320.000 tấn (tại bến phao SPM), tàu hàng rời đến 210.000 tấn (tại khu neo chuyển tải), tàu tổng hợp có trọng tải đến 70.000 tấn (giảm tải) vào khu bến Nam Nghi Sơn và tàu trọng tải đến 40.000 tấn vào khu bến Bắc Nghi Sơn, bước đầu đã thu hút được tuyến vận tải container đến và đi từ cảng biển Nghi Sơn.
![]() |
Cảng nước sâu Nghi Sơn ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tốc độ phát triển của Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, đặc biệt đã có sự tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của các nhà đầu tư, các tập đoàn và doanh nghiệp tại Khu kinh tế Nghi Sơn.
Để đáp ứng yêu cầu vận chuyển và xuất nhập khẩu hàng hóa thông qua Cảng biển Nghi Sơn, những năm qua cùng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư nâng cấp, mở rộng, tăng cường kết nối hạ tầng giao thông với Khu kinh tế Nghi Sơn. Theo đó, hệ thống giao thông đường bộ kết nối đến cảng biển Nghi Sơn với Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh và đường bộ cao tốc Bắc – Nam thông qua tỉnh lộ 513, đường Nghi Sơn - Bãi Trành đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu vận chuyển hàng hóa đi và đến cảng. Thanh Hóa cũng đã áp dụng nhiều chủ trương, chính sách để thu hút các nhà đầu tư khai thác cảng; đặc biệt là chính sách thu hút các hãng tàu nước ngoài vào cảng để bốc xếp hàng container; từ đó tạo nên diện mạo mới và quảng bá hình ảnh cho cảng biển Nghi Sơn; thu hút được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến các dự án cảng biển và liên quan đến cảng biển.
![]() |
Từ tháng 4/2019, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 166 về việc “Thực hiện chính sách hỗ trợ các hãng tàu biển mở tuyến vận chuyển container đi quốc tế qua Cảng Nghi Sơn Thanh Hóa”. Ngay sau đó, tháng 5/2019, Tập đoàn CMA – CMG (Cộng hòa Pháp) – tập đoàn lớn thứ 3 thế giới hiện nay về vận chuyển container quốc tế, đã quyết định mở hoạt động logistics đến Nghi Sơn. Tập đoàn đã đưa các chuyến tàu container đến với Cảng Nghi Sơn trong hải trình: Hồng Kông – Nansha – Hải Phòng – Nghi Sơn – Trạm Giang – Hồng Kông. Hàng hóa từ Nghi Sơn sẽ trung chuyển đến các cảng lớn nói trên, sau đó được tiếp tục vận tải đi nhiều nước trên thế giới. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng cho phát triển hệ thống Cảng Nghi Sơn, trở thành dấu mốc đưa cảng nước sâu này từ một cảng nội địa thành cảng biển có tính chất quốc tế. Từ đó, không chỉ khẳng định lợi thế về cảng nước sâu, vị trí thuận lợi trong khu kinh tế, Cảng quốc tế Nghi Sơn còn thu hút doanh nghiệp logistics bằng những dịch vụ, hạ tầng được đầu tư hiện đại, môi trường thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa…
![]() |
Do là tuyến container quốc tế mới được khai thác nên giai đoạn đầu, chưa có nhiều doanh nghiệp của tỉnh cũng như các tỉnh lân cận xuất – nhập khẩu hàng hóa qua đây, gây khó khăn cho hãng tàu, nhất là các khâu dịch vụ liên quan còn sơ khai, giá cao. Để đồng hành cùng hãng tàu của Tập đoàn CMA – CMG và kêu gọi các hãng tàu hàng quốc tế khác đến với Nghi Sơn, ngay sau đó, chính sách hỗ trợ trên đã được áp dụng, với mức 200 triệu đồng/chuyến tàu container đến Cảng Nghi Sơn để bốc xếp hàng hóa. Từ đó, hằng tháng đều có các chuyến tàu container quốc tế đến làm thủ tục xuất – nhập hàng hóa qua cảng, đóng góp cho ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng thuế xuất – nhập khẩu mỗi chuyến.
Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tuy vậy hệ thống cảng biển tại Nghi Sơn vẫn còn nhiều tồn tại hạn chế, như: kết cấu hạ tầng cảng biển và hệ thống dịch vụ hỗ trợ cho cảng biển phát triển còn manh mún, nhỏ lẻ; chưa có trung tâm logistics lớn hoạt động, các dịch vụ liên quan đến Logistics chưa hỗ trợ được nhiều cho chủ hàng, trong khi chi phí dịch vụ lại khá cao, nguồn nhân lực còn thiếu, chất lượng chưa cao; việc phát triển cảng biển và dịch vụ logistics chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của cảng Nghi Sơn. Khả năng thu hút được hàng container còn hạn chế; chưa có cảng container chuyên dùng để thu hút hàng container trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.....
![]() |
Thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tăng cường đầu tư khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng lợi thế Cảng biển Nghi Sơn theo định hướng Nghị quyết Quy hoạch ngành Giao thông vận tải thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó có Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị cũng đã xác định khâu đột phá của Thanh Hóa là công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics. Thường trực Tỉnh ủy đang tập trung chỉ đạo các ban, ngành liên quan bổ sung, hoàn thiện Đồ án Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030 và tầm nhìn 2050, tham mưu đề xuất các cơ chế chính sách kích cầu phát triển Hệ thống cảng biển Nghi Sơn theo quy hoạch, nhất là ưu tiên phát triển các bến cảng Container, để trình HĐND tỉnh phê duyệt thông qua trong kỳ họp sắp tới./.
Quang Tùng – Xuân Quang/Chuyên mục Đưa Nghị quyết vào cuộc sống ngày 7.6
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
6 tháng đầu năm 2025, dù phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, song hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực. Các chỉ số về sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ thương mại đều có mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Có được kết quả trên là nhờ các đơn vị, doanh nghiệp đã tập trung triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất cũng như kết nối, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.

Thị trường thời trang: Thương hiệu Việt phát triển bền vững
Giữa cao điểm kiểm tra về hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nhiều cửa hàng thời trang đóng cửa né tránh thì các thương hiệu Việt đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn duy trì hoạt động tốt. Đó là do các nhãn hàng thời trang Việt minh bạch thông tin, đảm bảo chất lượng nên đã tạo uy tín trên thị trường, được khách hàng ưu tiên lựa chọn.

Ngành dệt may Thanh Hóa linh hoạt thị trường nhằm duy trì đà tăng trưởng
Trong 6 tháng đầu năm nay, thị trường ngành dệt may có sự biến động, đặc biệt kể từ thời điểm Mỹ đưa ra chính sách áp thuế 46% đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt, đẩy mạnh mở rộng thị trường, khai thác hiệu quả các đơn hàng, đầu tư máy móc, thiết bị nhằm đảm bảo ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

Đảm bảo đủ nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống
Theo báo cáo của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2025 được Bộ Công Thương phân giao cho các thương nhân đầu mối là hơn 29 triệu m³/tấn. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn xăng dầu đưa ra thị trường ước đạt trên 13 triệu m³/tấn, tương đương 47% tổng kế hoạch, tăng 1,1% so với cùng kỳ năm 2024.

Xuất nhập khẩu tích cực, thu ngân sách tăng mạnh
Theo số liệu từ Cục Hải quan, trong 6 tháng đầu năm, trung bình mỗi ngày thu ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu đạt 1.850 tỷ đồng, tăng khoảng 215 tỷ đồng/ngày so với cùng kỳ năm 2024.

Nâng cấp trải nghiệm trong thanh toán không tiền mặt để thu hút người dùng
Không chỉ mở rộng về phạm vi sử dụng, thanh toán không tiền mặt trong nửa đầu năm 2025 còn ghi nhận sự nâng cấp về chất lượng trải nghiệm cho người sử dụng tiện lợi, nhanh chóng… Cùng với đó là nhiều phương thức thanh toán hiện đại, tiện dụng và phổ biến nên đã thu hút người dùng.

Giải ngân vốn đầu tư công duy trì tích cực
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước tiếp tục duy trì tốc độ tích cực, vượt tỷ lệ giải ngân cùng kỳ năm 2024.

Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.