Phát triển Hợp tác xã phi nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Bên cạnh việc phát triển các Hợp tác xã nông nghiệp, thời gian qua nhiều địa phương ở tỉnh Thanh Hóa cũng chú trọng phát triển các hợp tác xã phi nông nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và tăng cường mối liên kết từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ nông sản, vật tư nông nghiệp.
Được chính quyền địa phương tạo điều kiện về đất đai, hành lang pháp lý, năm 2021, anh Trịnh Đình Toàn đã đứng ra vận động thành lập hợp tác xã tre Thăng Long ở xã Thăng Thọ, huyện Nông Cống. Hợp tác xã chủ yếu sản xuất các sản phẩm từ nguyên liệu tre như ống hút, cốc đựng nước, bình giữ nhiệt, hộp trà…

Khi mới thành lập, hợp tác xã chỉ có 10 lao động, sau 2 năm đã tạo việc làm cho hơn 40 lao động trong xã, với mức lươngtừ 8-10 triệu đồng/ người/ tháng. Anh Trịnh Đình Toàn, Giám đốc Hợp tác xã tre Thăng Long, huyện Nông Cống cho biết: "Thanh Hóa rất sẵn nguồn nguyên liệu tôi đã đưa nghề sản xuất ống hút tre, đồ thủ công mỹ nghệ từ tre về quê hương. Mong muốn thứ nhất là phát triển quê hương, thứ 2 tạo việc làm cho bà con hàng xóm. Thời gian tới Hợp tác xã định hướng tìm nhiều nguồn đầu ra hơn để tạo công ăn việc làm cho nhiều người hơn".
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 483 hợp tác xã phi nông nghiệp, chiếm khoảng 40% tổng số hợp tác xã, hoạt động trên nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau. Số lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phi nông nghiệp quy mô vừa và lớn tham gia xuất khẩu hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, kinh doanh gắn với chuỗi giá trị, sản phẩm OCOP ngày càng tăng.

Để thúc đẩy phát triển hợp tác xã phi nông nghiệp, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Đề án "củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2021 – 2025". Mục tiêu cơ bản là tiếp tục củng cố, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã phi nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy lợi thế, năng lực nội tại trong các cộng đồng dân cư để phát triển kinh tế, xã hội, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
Trên cơ sở đó, các địa phương đã lựa chọn các tổ hợp tác, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể đang hoạt động có hiệu quả để vận động thành lập mới hợp tác xã đa ngành, đa nghề; trong đó, ưu tiên các ngành nghề thu hút nhiều lao động. Bên cạnh đó, khuyến khích các hợp tác xã đẩy mạnh liên kết sản xuất kinh doanh, xây dựng các chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng công nghệ thông tin để giảm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động. Ông Lê Hồng Hải, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thanh Hóa cũng cho biết: "Thời gian tới, liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện tốt các hoạt động tư vấn,hỗ trợ ví dụ như: xây dựng điều kiện phương án sản xuất kinh doanh; tập huấn quản lý điều hành; tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để các Hợp tác xã phi nông nghiệp có điều kiện giới thiệu sản phẩm cỉa mình đến các đối tác".

Mặc dù chỉ chiếm khoảng 40% tổng số hợp tác xã đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, nhưng tổng nguồn vốn của các Hợp tác xã phi nông nghiệp trong năm 2022 đạt gần 7.000 tỷ đồng, chiếm tới 87,6 % tổng nguồn vốn khu vực hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 7 nghìn lao động thường xuyên với mức thu nhập bình quân 52,5 triệu đồng/người/năm. Những con số nêu trên cho thấy sự nổi trội của Hợp tác xã phi nông nghiệp so với các loại hình Hợp tác xã khác về quy mô nguồn vốn, lao động và thu nhập. Tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2021 sẽ thành lập mới từ 56 hợp tác xã phi nông nghiệp trở lên và 1 liên hiệp hợp tác xã.

Tạo đà bứt phá tăng trưởng công nghiệp 2025
Công nghiệp là lĩnh vực có giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng lớn nhất và là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hoá. Tuy nhiên, trong quý I, lĩnh vực này chỉ tăng trưởng 7,9%, thấp hơn kịch bản tăng trưởng 15,03% trở lên mà tỉnh đã đề ra. Do đó, việc tăng tốc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành và đưa vào hoạt động các dự án công nghiệp mới, cũng như tiếp tục gia tăng sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ lực của địa phương đang là giải pháp trọng tâm được các ngành, các địa phương, các doanh nghiệp nỗ lực thực hiện, nhằm tạo đà thúc đẩy tăng trưởng bứt phá cho cả năm.

Khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép gần 3200 tỷ đồng
Chiều ngày 13/5, tại xã Thiết Ống, huyện Bá Thước, Công ty staBOO Thanh Hóa đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà máy sản xuất ván tre ép OSB với tổng mức đầu tư lên đến gần 3200 tỷ đồng. Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Cơ hội thu hút dòng vốn FDI vào Việt Nam
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang chuyển động dưới nhiều áp lực mới, từ căng thẳng thương mại, đến xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng và biến động dòng vốn đầu tư, theo các chuyên gia, Việt Nam đứng trước thời điểm quan trọng để nhìn lại nền tảng phát triển của mình theo hướng bền vững hơn. Trong đó có những cơ hội trong việc thu hút các dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI.

Đăng ký các công trình khởi công, khánh thành chào mừng Kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9
Bộ Xây dựng vừa đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố, các Tập đoàn, Tổng công ty trực thuộc Bộ Tài chính đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2025).

Niên vụ 2025, sản lượng thu hoạch vải thiều dự kiến tăng 30%
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh sẽ được mùa. Sản lượng vải thiều dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.

Đẩy nhanh phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2025
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ban hành công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Ổn định lãi suất, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện nhiều giải pháp để ổn định lãi suất, khơi thông dòng vốn. Việc ổn định và giảm lãi suất cho vay sẽ hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong việc tiếp cận vốn với chi phí thấp hơn, từ đó thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện hỏa tốc số 60 về việc đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Triển khai gói vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa triển khai Chương trình cho vay mua nhà dành riêng cho khách hàng trẻ tuổi với quy mô lên tới 10.000 tỷ đồng.

Tuân thủ về xuất xứ hàng hóa để phòng vệ thương mại
Bộ Công thương cho biết thương mại toàn cầu diễn biến ngày càng khó lường, hoạt động xuất nhập khẩu đối diện không ít thách thức từ các biện pháp phòng vệ và lẩn tránh phòng vệ thương mại. Do đó, doanh nghiệp cần cập nhật thông tin thường xuyên, chủ động ứng phó với các hình thức khác nhau của phòng vệ thương mại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.