Phát triển làng nghề truyền thống nâng cao thu nhập cho người dân
(TTV) - Những năm qua, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các doanh nghiệp, hộ dân duy trì và phát triển làng nghề mây tre đan truyền thống. Nhờ phát triển làng nghề đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân ở địa phương.
Ông Hoàng Văn Đức, thôn Bình Tây, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa đã gắn bó với nghề làm mây tre đan hơn 20 năm nay. Đến nay, mặc dù tuổi cao, không làm được việc nặng nhưng nhờ có nghề mây tre đan, trung bình mỗi tháng, ông thu nhập từ 3 đến 4 triệu đồng. Ông Hoàng Văn Đức chia sẻ "Công việc này thì tuổi già, trẻ con vẫn làm được, kiếm thêm thu nhập. Nhiều người có bàn tay tài hoa, thì người ta thu nhập cao hơn, có những lớp trẻ khoảng 35 đến 40 tuổi ở ngay mảnh đất này một tháng cũng được mười mấy triệu từ nghề này".

Ông Hoàng Văn Đức (áo trắng) đã gắn bó với nghề làm mây tre đan hơn 20 năm.
Được công nhận là Làng nghề truyền thống từ năm 2017, đến nay làng nghề mây tre đan Hoằng Thịnh đã thu hút 560 hộ dân tham gia, mỗi năm đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng, tạo việc làm cho 1.500 đến 2.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 60 đến 70 triệu đồng/người/năm.
Để nâng cao giá trị từ sản phẩm mây tre đan, các doanh nghiệp, hộ dân trên địa bàn xã đã đầu tư máy móc, công nghệ, đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, đảm bảo chất lượng. Đồng thời, các nghệ nhân xã Hoằng Thịnh đã nghiên cứu, sáng tạo để làm mới sản phẩm truyền thống, đáp ứng thị hiếu của nhiều đối tượng khách hàng như tranh phong cảnh, hoành phi, rèm cửa, chao đèn.

Nhờ đó, từ năm 2020 đến nay, Hoằng Thịnh đã nhận được nhiều hợp đồng xuất khẩu các mặt hàng như rổ, rá, sọt đựng hoa quả, chao đèn…cung cấp cho các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đào Loan, Trung Quốc với số lượng lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Ông Lê Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Nghĩa Đồng, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa
Ông Lê Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Nghĩa Đồng, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa cho biết "Giờ công nghệ 4.0 nên các vấn đề để khai thác thị trường bên ngoài để đưa sản phẩm của mình đi xa hơn, chúng tôi cũng có trang riêng, như sàn giao dịch thương mại điện tử riêng của chúng tôi để tiếp cận khách hàng nước ngoài ngày càng manh hơn".
Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa cũng cho biết hiện nay, ngoài việc tạo mặt bằng cho các hộ phát triển, địa phương cũng kêu gọi khuyến khích các công ty bên ngoài vào đầu tư vào địa phương, tạo cơ chế thông thoáng để các công ty có điều kiện vừa vào thu gom, sơ chế, xuất khẩu để đảm bảo thu nhập cho bà con.

Ông Hoàng Ngọc Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa
Với mục tiêu duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa tiếp tục tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người dân, đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển thị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển làng nghề. Qua đó xây dựng sản phẩm mây tre đan thành sản phẩm Ocop theo chương trình mỗi xã một sản phẩm./.

Cụm công nghiệp tạo việc làm cho gần 40.800 lao động
Thanh Hóa hiện có 115 cụm công nghiệp đã được quy hoạch, tạo quỹ đất và hạ tầng sẵn sàng để thu hút các doanh nghiệp sản xuất, chế biến. Trong nhiệm kỳ 2020 – 2025, tỉnh đã thành lập mới 12 cụm công nghiệp, nâng tổng số cụm công nghiệp được thành lập lên 49 với tổng vốn đăng ký đạt 13.405 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm gần 80% cơ cấu công nghiệp Thanh Hóa
Những năm gần đây, cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp của Thanh Hóa tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng hiện đại. Đến nay, tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo - lĩnh vực then chốt trong chiến lược phát triển công nghiệp của tỉnh đạt gần 80%, tăng 4,2% so với năm 2020.

Đề xuất nâng mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân
Bộ Tài chính vừa có dự thảo tờ trình về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, áp dụng cho kỳ tính thuế năm 2026.

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 39 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới.

Bảo vệ quyền lợi cho khách hàng vay vốn Agribank
Ngoài việc đồng hành hỗ trợ người dân tiếp cận với các chương trình vay vốn ưu đãi, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thanh Hoá còn luôn quan tâm, hướng dẫn khách hàng tham gia bảo hiểm bảo an tín dụng của Agribank, qua đó giúp khách hàng giảm bớt khó khăn về tài chính khi không may gặp rủi ro trong cuộc sống.

Hơn 252.000 cơ sở kinh doanh đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền
Tính đến ngày 15/7, trên cả nước, số cơ sở kinh doanh đã đăng ký mới sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đã lên tới trên 252.000 cơ sở, gấp 2,4 lần so với cuối năm ngoái.

Đẩy mạnh thương mại điện tử, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện nhiều hoạt động thúc đẩy thương mại điện tử và chuyển đổi số trong doanh nghiệp; tăng cường thực hiện đa dạng, hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại hiện đại phục vụ xuất nhập khẩu.

Chủ động tiêu úng và giải toả ách tắc dòng chảy
Trước tình hình mưa lớn kéo dài gây ngập úng nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, các đơn vị thuỷ nông đã vận hành 100% máy bơm để kịp thời tiêu úng, bảo vệ cây trồng và sinh hoạt của nhân dân.

Hơn 5.400 ha diện tích nông nghiệp bị ngập trắng
Theo báo cáo của Công ty TNHH Một thành viên Thuỷ lợi Bắc Sông Mã, tổng lượng mưa bình quân tại các đơn vị công ty quản lý từ ngày 19/7 đến 10 giờ ngày 22/7 là 280 mm.

Vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ từ 11h ngày 22/7
Hiện nay, mực nước hồ Yên Mỹ hiện tại đang ở cao trình dương 17.22 m. Thực hiện quy trình vận hành hồ chứa nước Yên Mỹ, Công ty TNHH Một thành viên Sông Chu dự kiến vận hành điều tiết lũ hồ Yên Mỹ để duy trì mực nước theo Quy trình vận hành là dương 17.02 m
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.