Phát triển lĩnh vực bán lẻ khu vực nông thôn
Đời sống người dân nông thôn ngày được nâng cao, nhu cầu mua sắm cũng tăng. Những năm gần đây, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị mini, cửa hàng tiện ích... Qua đó, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân nông thôn và góp phần thúc đẩy sản xuất.
Trước đây phần lớn người dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân phải đi thành phố để lựa chọn hàng hóa. Song giờ đây với 3 siêu thị lớn và hơn 3000 cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp, người dân có thể được đáp ứng hầu hết vcác nhu cầu hàng hóa...

Các siêu thị, cửa hàng phân bố khá đều ở tất cả xã, thị trấn nên thuận tiện cho người dân địa phương.

Ông Nguyễn Văn Đông, Xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Ông Nguyễn Văn Đông, Xã Xuân Hồng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Từ khi có siêu thị như thế này chúng tôi mua hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chúng tôi vui, phấn khởi. Các mặt hàng trong siêu thị chúng tôi không phải lo gì khi mua sắm, nhân viên rất nhiệt tình, chu đáo".
Để thúc đẩy lĩnh vực bán lẻ ở khu vực nông thôn, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa đã tạo mọi điều kiện về đất đai, triển khai dự án để thu hút các doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia. Đến nay, toàn tỉnh có 27 siêu thị, hơn 60.000 cửa hàng kinh doanh thương mại, phần lớn nằm ở khu vực nông thôn.

Trong đó, số lượng cửa hàng kinh doanh theo hình thức siêu thị mini, cửa hàng tiện ích tăng nhanh qua các năm. Các cửa hàng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có hướng tiếp cận, phân khúc bán hàng phù hợp, giúp người dân có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa. Bên cạnh đó, các cửa hàng khu vực nông thôn cũng đẩy mạnh các dịch vụ đặt hàng trực tuyến, thanh toán chuyển khoản, giao hàng tận nơi cho khách hàng…

Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trương Văn Tùng, Phó trưởng phòng kinh tế hạ tầng huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Công tác phát triển các chuỗi cửa hàng trên địa bàn huyện được quan tâm, chỉ đạo quyết liệt. Tạo điều kiện về hành lang pháp lý, tuyên truyền các hộ dân phát triển các cửa hàng; hướng dẫn các cơ sở dịch vụ thương mại thực hiện đúng các quy định của pháp luật".
Sự phát triển mạnh mẽ lĩnh vực bán lẻ ở khu vực nông thôn đã đáp ứng tốt hơn thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Các siêu thụ, trung tâm thương mại, vửa hàng tiện lợi đang dần chiếm tỷ trọng bán lẻ cao và dần là kênh mua bán hàng hóa chủ yếu của người dân nông thôn với tỷ trọng chiếm khoảng 65- 70%.


Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.

Điều chỉnh chiến lược xuất khẩu nông lâm thủy sản
Việc Mỹ hoãn thuế đối ứng 90 ngày có thể coi là phép thử cho sự chủ động, sáng tạo và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp. Với nông sản, thị trường Mỹ là đầu ra rất quan trọng, chiếm hơn một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu. Do đó, ngoài giải quyết nhanh các đơn hàng, chiến lược giảm phụ thuộc vào một thị trường cũng được song song triển khai.

Chú trọng xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp
Tuần lễ thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm nay được tổ chức từ ngày 15 - 21/4 với chủ đề "Bứt phá từ đổi mới, sáng tạo" nhằm nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và áp dụng mô hình kinh doanh sáng tạo, giúp doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường. Tại Thanh Hoá, thời gian qua nhiều đơn vị, doanh nghiệp cũng luôn quan tâm chú trọng xây dựng thương hiệu từ những giá trị cốt lõi về chất lượng sản phẩm, xem đây là chìa khoá để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

Gia hạn 102 nghìn tỷ đồng thuế cho người dân, doanh nghiệp
Theo Nghị định 82 được Chính phủ ban hành mới đây, sẽ có hàng trăm nghìn hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa trên cả nước được gia hạn nộp các loại thuế giá trị giá tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp và tiền thuê đất trong năm nay.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.