Phát triển mô hình nông nghiệp sạch
Với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về việc sử dụng thực phẩm sạch, an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cao, vì vậy đòi hỏi người sản xuất phải không ngừng cải tiến và áp dụng các công nghệ tiên tiến trong canh tác cũng như chọn các giống cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, sản xuất trong nhà lưới hoặc trong nhà màng và sử dụng phân bón hữu cơ cùng với qui trình sản xuất khoa học nhằm hướng đến nền nông nghiệp“xanh, sạch, an toàn và bền vững”.
Thọ Lập là một xã thuần nông của huyện Thọ Xuân, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chủ lực của địa phương. Ngoài qui hoạch diện tích trồng mía nguyên liệu cho Nhà máy đường Lam Sơn, thời gian gần đây, xã Thọ Lập đã và đang đưa vào trồng thêm các giống cây trồng mới có giá trị kinh tế cao như: cây cà gai leo, trồng dưa vàng trong nhà màng, nhà kính và chuyển dần theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp an toàn

Từ 3 năm nay, gia đình chị Trần Thị Thuyết ở tổ dân phố Diện Sơn, thị trấn Yên Lâm, huyện Yên Định đã thầu 3.000m2 đất của địa phương để đầu tư trồng cây dưa vàng kim hoàng hậu trong nhà màng. Đây là vụ thu hoạch dưa vàng thứ 14 của gia đình chị kể từ khi đưa vào trồng loại cây ăn quả này. Theo chị Thuyết, mỗi năm gia đình chị trồng được 3 vụ dưa với sản lượng đạt 24 tấn, trừ tất cả các chi phí đầu tư sản xuất, bình quân mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình chị hơn 500 triệu đồng. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư ban đầu để xây dựng cơ sở vật chất nhà màng, lắp đặt hệ thống tưới là tương đối cao, bình quân mỗi mét vuông nhà màng có mức đầu tư khoảng 50 triệu đồng. Với 3000 nghìn vuông nhà màng gia đình chị Thuyết phải bỏ ra số vốn trên 1,5 tỷ đồng. Bù lại hiệu quả kinh tế trồng cây dưa vàng trong nhà màng cao hơn gấp nhiều lần so với cây trồng khác.
Từ mô hình sản xuất cây ăn quả trong nhà màng, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến mang lại giá trị kinh tế cao, chính quyền thị trấn Yên Lâm đang tiếp tục rà soát qui hoạch lại ruộng đất để tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, hướng tới sản xuất nông nghiệp sạch theo tiêu chuẩn Vietgap theo chuỗi giá trị, khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi kém hiệu quả, sang trồng trọt, chăn nuôi các cây, con có giá trị kinh tế cao.

Được thành lập từ tháng 4 năm 2013, Công ty TNHH Nông nghiệp Công nghệ cao mía đường Lam Sơn – thành viên thuộc Tập đoàn mía đường Lam Sơn là một trong những đơn vị đi tiên phong trong việc nghiên cứu khoa học và ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao của tỉnh Thanh Hóa. Công ty có cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ nghiên cứu ứng dụng và tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, công ty đã hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, thuê chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm làm chủ kỹ thuật, quy trình, tổ chức sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Gần 10 năm xây dựng và phát triển, công ty đã tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu khoa học, sản phẩm nông nghiệp an toàn chất lượng cao cung cấp theo nhu cầu của thị trường, trong đó cây dưa vàng Kim Hoàng Hậu là sản phẩm chủ lực của Công ty đồng thời cũng là một trong số những sản phẩm chủ lực, tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa.

Cùng với tập trung sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng cao, hiện tại Công ty TNHH Nông nghiệp công nghệ cao mía đường Lam Sơn đang duy trì sản xuất dưa vàng Kim Hoàng Hậu với diện tích 20 ha trong Khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn. Đồng thời liên kết với 10 hợp tác xã thuộc 5 huyện vùng mía trên địa bàn tỉnh để phát triển sản xuất giống dưa vàng Kim Hoàng Hậu và một số sản phẩm rau củ quả sạch để cung ứng ra thị trường. Với quy trình sản xuất khép kín, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn GlobalGAPvừa sạch vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao,sản phẩm dưa vàng Kim Hoàng Hậu của Công ty đã khẳng định giá trị và thương hiệu, được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đón nhận.

Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh Thanh Hóa nói chung và các địa phương trong tỉnh là rất lớn. Bởi vậy trong những năm qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo công tác qui hoạch, đồng thời ban hành nhiều cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã ban hành Nghị quyết số 16 về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu (mía, cao su, sắn, rau an toàn) gắn với chế biến và xuất khẩu; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao Lam Sơn - Sao Vàng là một trong các khu nông nghiệp công nghệ cao của cả nước.
Đây là những điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh.Nhằm tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngành sản xuất nông nghiệp, ngày 21/02/2022 Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 198 phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả tập trung trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, xác định đây là một trong những nội dung quan trọng trong Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Mục tiêu của Đề án đến năm 2025, tổng diện tích cây ăn quả toàn tỉnh là 30.500 ha, sản lượng quả trên 460.000 tấn/năm; giá trị thu nhập đạt 5.400 tỷ đồng, chiếm 12% - 15% giá trị thu nhập ngành trồng trọt; bình quân thu nhập trên 01 ha thu hoạch đạt 200 triệu đồng/năm.

Hiện nay một số huyện trọng điểm vùng sản xuất cây ăn quả như: Thạch Thành, Như Xuân, Thọ Xuân, Triệu sơn…đã và đang cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ của đề án này, qui hoạch mở rộng diện tích vùng cây ăn quả tập trung, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, tập thể và cá nhân đến đầu tư sản xuất và xây dựng các nhà máy chế biến hoa quả, nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu.

Hà Trung: 100 học viên hoàn thành lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng Khóa III năm 2025
Trung tâm Chính trị huyện Hà Trung vừa Lễ bế giảng lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng khoá 3/2025 cho 100 quần chúng ưu tú của Đảng bộ trực thuộc Huyện ủy và Đảng bộ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Thuốc lá Thanh Hóa.

Như Xuân tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025
Sáng 14/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức Hội nghị bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ chủ chốt toàn huyện quý I năm 2025.

Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng nông thôn mới
Sau 15 năm khai thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Thành quả đó là do có sự lãnh đạo sâu sát của các cấp ủy đảng, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, từ đó, đã phát huy được nguồn lực và sức mạnh của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện.

Vĩnh Lộc: Khai giảng lớp đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế
Sáng ngày 24/2, Huyện uỷ Vĩnh Lộc tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng đảng viên mới và bồi dưỡng chuyên đề hội nhập quốc tế cho các học viên thuộc 17 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện.

Vĩnh Lộc: Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng
Chiều 21/2, Huyện ủy Vĩnh Lộc đã tổ chức lễ bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, lớp thứ nhất năm 2025 cho các học viên là học sinh Trường Trung học phổ thông Tống Duy Tân.

Hậu Lộc xây dựng thành công huyện Nông thôn mới.
Với quyết tâm chính trị cao, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc đã chung sức, đồng lòng triển khai thực hiện chương trình xây dựng Nông thôn mới bằng những hành động cụ thể, việc làm thiết thực. Sau một chặng đường nỗ lực vượt khó, ngày 2/1/2025, huyện Hậu Lộc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023. Đây là sự ghi nhận xứng đáng cho quá trình phấn đấu bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Hậu Lộc trong gần 14 năm qua.

Tín dụng chính sách xã hội – Chủ trương lớn của Đảng để "không ai bị bỏ lại phía sau"
Ngày 30/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 39 về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Chỉ thị 39 là sự tiếp nối và phát triển Chỉ thị số 40 về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội". Chỉ thị nhằm tiếp tục thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững, thu hẹp khoảng cách phát triển, bảo đảm an sinh xã hội. Tại Thanh Hoá, thực hiện Chỉ thị 39, trước đây là Chỉ thị 40, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã vào cuộc mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được tiếp cận nguồn vốn chính sách của Nhà nước. Thông qua các chương trình do hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội triển khai, hàng nghìn hộ gia đình, cá nhân đã có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Mùa Xuân trong những "căn nhà số 22"
Ngày 30/3/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa ban hành Chỉ thị số 22 về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024 - 2025. Chỉ thị 22 ra đời đã thổi một luồng gió nhân ái mạnh mẽ, khởi xướng cuộc vận động sôi nổi rộng khắp trên mọi vùng miền, tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, đem lại niềm tin, hy vọng, thắp sáng giấc mơ an cư cho các hộ gia đình khó khăn.

Vươn mình bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trong không khí hân hoan phấn khởi của Xuân Ất Tỵ 2025, dân tộc Việt Nam lại có thêm một niềm vui nữa là mừng Đảng ta thêm tuổi mới. Trong suốt 95 năm qua, Mùa Xuân - Đất nước - Dân tộc và Đảng ta luôn hòa quyện với nhau làm một, cùng làm nên những kỳ tích, viết nên những trang sử vẻ vang trong lịch sử nước nhà.

Rạng rỡ Việt Nam
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề "RẠNG RỠ VIỆT NAM". Xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.