Phát triển nghề trồng nấm sò ở huyện Đông Sơn
(TTV) – Nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư là một trong những loại nấm ăn được nuôi trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Đây là loại nấm dễ canh tác, cho năng suất cao, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, với nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe cho con người. Hiện ở Đông Sơn có nhiều hộ tham gia trồng nấm khá hiệu quả. Nhờ việc dễ trồng, dễ tiêu thụ nên nấm sò đã góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn.
![]() |
![]() |
![]() |
|
Nấm sò hay còn gọi là nấm bào ngư là một trong những loại nấm ăn được nuôi trồng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nấm sò có tên khoa học là Pleurotus ostreatus. Đây là loại nấm dễ canh tác, cho năng suất cao, là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, với nhiều công dụng hữu ích với sức khỏe cho con người.
Với điều kiện tự nhiên phù hợp, nguồn lao động dồi dào và nhu cầu thị trường ổn định, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang có hàng trăm hộ dân làm nghề trồng và sản xuất nấm tươi. Do dễ trồng, dễ tiêu thụ nên nghề trồng nấm đã góp phần cải thiện và nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là ở vùng nông thôn. Huyện Đông Sơn có nhiều hộ tham gia trồng nấm khá hiệu quả. Tuy dễ trồng, dễ canh tác, thế nhưng chứng kiến cảnh bà con nông dân trồng nấm mới thấy nghề này cũng lắm công phu, mất nhiều công sức, do chủ yếu làm thủ công là chính và có nhiều công đoạn sản xuất.
![]() |
Tranh thủ những ngày trời nắng ấm, ông Ngô Văn Châu và con trai là anh Ngô Văn Chung ở thôn Yên Doãn, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn lại bắt tay vào công việc trồng nấm. Anh Chung cho biết: gia đình làm nghề này được khoảng 7 năm, sau khi tham quan các mô hình trồng nấm ở xã Đông Hòa. Do quy mô nhỏ, cơ sở vật chất, vật tư phục vụ trồng nấm còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nên thu nhập chưa cao. Vụ nấm vừa rồi, gia đình anh Chung trồng và xuất bán được khoảng 15 tấn, chủ yếu là nấm sò trắng, mang về thu nhập hơn 180 triệu đồng. Mặc dù thu nhập chưa được như mong muốn, nhưng cũng đã góp phần cải thiện cuộc sống gia đình. Theo anh Chung, quy trình trồng và chăm sóc nấm sò trắng phải trải qua rất nhiều công đoạn, từ chuẩn bị nguyên vật liệu, giống, sấy hấp, chăm sóc cho đến thu hoạch…
![]() Anh Ngô Văn Chung, Thôn Yên Doãn, xã Đông Yên, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Để trồng được nấm sò trắng thì trải qua nhiều bước, như bước chuẩn bị nguyên liệu làm mùn cưa và vôi bột, cứ khoảng 1 tấn mùn cưa sẽ trộn với 20 – 30 kg vôi bột, sau giai đoạn ủ thì sẽ đặt giống và trước khi đóng bịch nấm sẽ trộn thêm dinh dưỡng cho nấm gồm cám gạo, cám ngô và một chút đường. Sauk hi đóng bịch, hấp bịch thì bắt đầu cấy cá thể và treo bịch lên, sẽ buộc từ 6 -7 bịch một dây. Sau khoảng 1 tháng thì bắt đầu công đoạn rạch bịch, mỗi bịch rạch từ 6-9 mắt để nấm ra đều. |
Tâm huyết với nghề trồng nấm, anh Ngô Văn Chung ấp ủ dự định sẽ tiếp tục mở rộng qui mô sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng với xu thế và nhu cầu thị trường.
Để nghề trồng nấm sò mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, theo các chuyên gia nông nghiệp, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ, thì yếu tố mùa vụ và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật luôn đóng vai trò then chốt.
![]() |
Về mùa vụ: Nấm sò có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời điểm thích hợp nhất là trồng vào tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau. Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu.
Về nguyên liệu: Nấm sò có thể mọc trên nhiều loại cơ chất khác nhau. Tuy nhiên, phổ biến hiện nay vẫn là mạt cưa cao su, rơm rạ, bã mía.
![]() |
+ Trộn mạt cưa cao su với 0,5% vôi, đảo đều, ủ thành đống để tạo thành cơ chất trồng nấm. Sau đó, bà con thêm các thành phần dinh dưỡng cần thiết nếu như mạt cưa nghèo dinh dưỡng. Bổ sung 5% cám gạo, 3 – 5% bột đậu nành trước khi đóng túi.
+ Sau khi nguyên liệu đạt yêu cầu, cho vào túi nilon. Thông trường mỗi trang trại trồng nấm sẽ duy trì từ 5000 – 10.000, 20.000 bịch. Có thể đóng bịch giá thể theo phương pháp thủ công hoặc đóng bịch bằng máy. Bịch giá thể sau khi đóng gói sẽ được thanh trùng bằng hơi. Sau đó đem đi cấy meo giống, nhét bông tại cổ bịch và ươm sợi, trồng, chăm sóc, thu hái.
![]() |
Địa điểm trồng nấm: Cách xa nguồn lây bệnh như bãi rác, chuồng trại chăn nuôi, cống rãnh, phế thải trồng nấm. Cách xa các nhà máy xẻ gỗ, nhà máy chế biến nông sản, nhà máy xay sát, nơi có nhiều bụi bặm, ô nhiễm. Nên bố trí nhà trồng nấm ở địa điểm cao, thông thoáng, không khí và nguồn nước sạch sẽ. Ưu tiên khu vực dễ thoát nước, không có nước tù, nước đọng.
Quy cách cách làm nhà trồng nấm sò: Nhà trồng nấm nên được bố trí thành các phân khu riêng. Về cơ bản gồm: khu chế biến nguyên liệu, giá thể trồng nấm; khu nhà ươm sợi; khu nhà trồng. Nếu quy mô rộng, nên làm thêm khu xử lý bịch nấm sau khi thu hoạch.
Diện tích trang trại trồng nấm sò: Dưới 1000 bịch: khoảng 5m2; dưới 5000 bịch: 25 – 35m2; từ 10.000 bịch trở lên: rộng khoảng 60m2 trở lên.
![]() |
Ngoài ra còn có phòng cấy giống. Nấm sò tương đối dễ trồng, bà con có thể tự làm phòng cấy, không cần tủ cấy vô trùng. Phòng cấy là căn phòng sạch sẽ, kín, được sát trùng và có đầy đủ ánh sáng. Cơ bản nhất, có thể dùng bạt quây kín xung quanh.
Nhà trồng nấm sò cũng thiết kế tương tự. Sử dụng tre, nước, lá cọ, lá tranh, lá dừa để tạo độ thoáng mát và tiết kiệm chi phí. Bên trong nhà trồng phải đáp ứng được yêu cầu về điều kiện môi trường cho nấm sinh trưởng, phát triển. Bà con có thể tạo hệ thống phun sương để thuận tiện tưới tiêu mà không làm bịch nấm bị úng nước. Ngoài ra còn cần chuẩn bị kệ chắc chắn hoặc dây treo bịch nấm. Dùng dây treo cần đảm bảo độ chắc chắn.
![]() |
Điều kiện ánh sáng: Theo các chuyên gia nông nghiệp, giai đoạn sinh trưởng hệ sợi: không cần ánh sáng. Giai đoạn hình thành quả thể nấm: cần ánh sáng có cường độ trung bình 200lux. Nếu mạnh quá sẽ ngăn quá trình hình thành quả thể. Còn nếu yếu quá, sẽ kích thích chân nấm mọc dài, mũ hẹp.
![]() |
Trồng nấm bằng phương pháp thủ công truyền thống có nhiều hạn chế. Vì vậy hiện nay nhiều hộ gia đình, hợp tác xã đã và đang ứng dụng thiết bị công nghệ để trồng. Nhận thấy quy trình trồng nấm thủ công tốn nhiều nhân lực và thời gian, chất lượng sản phẩm chưa cao, năm 2014, sau khi tốt nghiệp Khoa quản trị kinh doanh - Trường Đại học Hồng Đức, anh Lê Trọng Thiện cùng một người bạn thân làm nghề cơ khí đã nghiên cứu và sản xuất thành công thiết bị công nghệ đồng bộ, mang lại nhiều tiện ích trong sản xuất nấm gồm: băng tải, máy trộn, lò hấp sấy và máy đóng bịch…
![]() Anh Lê Trọng Thiện, xã Đông Khê huyện Đông Sơn , tỉnh Thanh Hóa: Xuất phát từ năm 2014, gia đình có sản xuất các loại nấm sạch, bản thân nhận thấy quy trình trồng nấm của gia đình vẫn còn tốn nhiều nhân công mà hiệu quả không cao, vì thế tôi đã ấp ủ, tìm kiếm một quy trình trồng nấm đồng bộ bằng máy móc hiện đại, và đến năm 2018, tôi đã nghiên cứu cho ra một dây chuyền sản xuất trồng nấm khép kín, đạt các yêu cầu kỹ thuật, vừa giúp tiết kiệm nhân công gấp 3-4 lần, vừa đem lại hiệu quả, năng suất cao hơn so với sản xuất truyền thống. |
Năm 2019 tại cuộc thi ý tưởng thanh niên khởi nghiệp lần thứ IV do Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức, công trình Lò hấp phôi nấm tự động sử dụng điện 3 pha của nhóm tác giả Lê Trọng Thiện đã đạt giải nhất, sau đó đạt giải 3 tại Cuộc thi sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ VIII do Hội nông dân Viêt Nam tổ chức; được chứng nhận Sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh.
![]() |
Hiện tại Lê Trọng Thiện đã thành lập Công ty và mở xưởng sản xuất dây chuyền thiết bị công nghệ phục vụ trồng nấm tại xã Đông Khê, huyện Đông Sơn. Với sự giúp đỡ của Hội nông dân huyện, Lê Trọng Thiện đang ấp ủ Đề án xây dựng HỢP TÁC XÃ THIÊN PHÚ SMART AIRFARM. Ngoài việc sản xuất, lắp đặt dây chuyền thiết bị công nghệ đồng bộ phục trồng sản xuất nấm, mục tiêu của Hợp tác xã là tập trung sản xuất các loại nấm ăn như mộc nhĩ, nấm đùi gà, nấm hương; chế biến các loại nấm tươi thành những sản phẩm có giá trị cao và dễ sử dụng hàng ngày cho khách hàng; thu mua nấm tươi cho các hộ dân trên địa bàn huyện; tổ chức các hoạt động tham quan, trải nghiệm và đào tạo nghề trồng nấm miễn phí cho người có nhu cầu. Anh Lê Trọng Thiện, xã Đông Khê huyện Đông Sơn , tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm dự định và mong muốn lớn nhất của công ty là xây dựng một trang trại sản xuất các loại nước sạch với quy mô lớn, đồng thời là nơi trình diễn công nghệ sản xuất nấm mới nhất hiện nay.
![]() Chị Bùi Thị Loan, Chủ tịch Hội nông dân Huyện Đông Sơn: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ kết hợp với Công ty TNHH Thiên Phú để xây dựng một đề án thành lập một hợp tác xã sản xuất nấm áp dụng dây truyền công nghệ máy tự động, mục đích nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản phẩm từ nấm, đồng thời nâng cao thu nhập cho bà con nông dân. Chúng tôi mong muốn hướng tới xây dựng sản phẩm OCOP từ nấm. |
Hy vọng rằng, dây chuyền thiết bị công nghệ trồng nấm đồng bộ và Đề án thành lập hợp tác xã sản xuất, chế biến nấm sẽ góp phần mở ra những triển vọng mới, giúp các gia đình nông dân nâng cao giá trị kinh tế của nghề trồng nấm. Đồng thời, tạo ra các sản phẩm nấm sạch, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường./.
Quang Tùng - Xuân Lộc – Lê Công/ Phim Khoa giáo ngày 24.3-TTV
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tín hiệu tích cực từ thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản
Kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 21 tỷ USD, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm nay, giải ngân vốn đầu tư công được coi là một lực đẩy quan trọng. Kết thúc tháng 4, cả nước ước giải ngân vốn đầu tư công được hơn 128.000 tỷ đồng, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Như vậy, so với tỷ lệ giải ngân trong 3 tháng đầu năm, tiến độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu có sự tăng tốc, bắt kịp tiến độ so với cùng kỳ năm 2024.

Doanh nghiệp Triệu Sơn nỗ lực vượt khó thúc đẩy sản xuất kinh doanh
Trong bối cảnh nền kinh tế phải đối diện với rất nhiều khó khăn, thách thức, từ đầu năm đến nay, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Triệu Sơn đã nỗ lực, linh hoạt tìm kiếm các giải pháp duy trì, phát triển thị trường khách hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Qua đó, giữ ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động.

Thanh Hóa đón gần 1,6 triệu lượt khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Do thời tiết thuận lợi, các loại hình du lịch đa dạng, nhiều hoạt động vui chơi giải trí được tổ chức, cùng với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày, lượng du khách đến Thanh Hóa những ngày qua đạt con số ấn tượng. Theo báo cáo nhanh của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, dịp lễ này, toàn tỉnh đã đón khoảng 1,6 triệu lượt khách, tăng 5,3% so với cùng kì năm ngoái, tổng doanh thu đạt 4.170 tỷ đồng. Qua đó, khẳng định sức hút ngày càng lớn của du lịch Thanh Hoá trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Sản phẩm OCOP Thanh Hóa tiêu thụ mạnh trong dịp nghỉ lễ
Theo thống kê sơ bộ của Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Thanh Hóa, dịp nghỉ lễ 30/4- 1/5 năm nay, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh tăng từ 50 - 60% trở lên so với ngày thường. Nhu cầu sử dụng của người dân tăng cao cộng với lượng khách du lịch đến Thanh Hóa nhiều đã góp phần thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Huyện Yên Định có gần 2.000 ha cây ăn quả
Những năm qua, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã quy hoạch vùng sản xuất tập trung, phát triển cây ăn quả quy mô lớn, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Đến nay, toàn huyện có gần 2.000ha cây ăn quả, chủ yếu là bưởi, cam, dưa vàng, ổi...

Huyện Hoằng Hóa phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm phát triển các làng nghề và ngành nghề truyền thống. Qua đó, giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người dân, góp phần cùng các địa phương hoàn thành tiêu chí nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Thanh Hóa phát triển nông nghiệp thông minh
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển nông nghiệp thông minh. Qua đó, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao.

Thu hút dòng vốn FDI chất lượng vào Việt Nam
Việt Nam được nhận định là điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên toàn cầu. Tuy nhiên, trong bối cảnh thương mại toàn cầu khó đoán định, các chuyên gia kinh tế cho rằng, Việt Nam cần chủ động tái cấu trúc cách tiếp cận dòng vốn FDI tập trung vào chất lượng, hàm lượng công nghệ cao để trở thành trung tâm sản xuất, trung chuyển mới tại khu vực.

Đẩy nhanh tiến độ thi công trạm bơm Hoằng Khánh
Được xây dựng từ những năm 70 của thế kỷ trước, trạm bơm Hoằng Khánh, Hoằng Hoá có nhiệm vụ lấy nước từ sông Mã tưới cho 18.490 ha thuộc 2 huyện Hoằng Hóa, Hậu Lộc. Trạm bơm đã được phê duyệt nâng cấp từ tháng 12/2024. Đến đầu tháng 5/2025, Tổng Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, đơn vị thi công chính đã hoàn thành khoảng hơn 40% khối lượng công việc so với giá trị hợp đồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.