Phát triển sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn Vietgap
(TTV) - Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường về thực phẩm an toàn, những năm gần đây, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã khuyến khích nông dân phát triển sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGap. Đến nay, toàn tỉnh có hơn 4.500 ha rau, củ, quả an toàn sản xuất theo quy trình Vietgap, cho giá trị kinh tế cao, hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
![]() |
Quy hoạch vùng sản xuất tập trung, cách xa khu dân cư… Sử dụng hoàn toàn phân bón hữu cơ, thuốc trừ sâu sinh học trong quá trình chăm sóc cây trồng… Dùng nước sạch để tưới cho rau, quả… Đầu tư làm nhà lưới chủ động sản xuất, hạn chế tác động của thời tiết… Đó là quy trình cơ bản sản xuất rau, quả của hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa, huyện Thiệu Hóa. Hiện, hợp tác xã đã có 20 ha sản xuất rau, quả được công nhận Vietgap; 2 sản phẩm là dưa vàng và dưa chuột ba by Vạn Hà đạt Ocop 3 sao.
![]() Ông Lê Văn Dung - Phó Chủ tịch HĐQT HTX DVNN Thiệu Hưng, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa: "Chúng tôi mong muốn tới đây sẽ bán được giá sản phẩm cao hơn, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất, nâng cao kinh tế gia đình… quan trọng nhất là cung cấp các sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng." |
Với 4 sào rau truyền thống, những năm trước đây, gia đình ông Lê Văn Dinh, thôn Phương Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc chỉ bán được khoảng 50 triệu đồng mỗi năm. Năm 2020, ông Dinh đã đầu tư xây dựng nhà lưới, chuyển đổi toàn bộ diện tích sang trồng rau trái vụ theo tiêu chuẩn Vietgap. Hiện nay, sản phẩm rau của gia đình ông được thương lái đặt mua tại ruộng, cho doanh thu 200 triệu đồng mỗi năm.
![]() Ông Lê Văn Dinh - Thôn Phương Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa: "So với làm rau truyền thống có nhiều ưu điểm: thứ nhất không cso sâu bọ, thứ 2 đỡ bệnh, mưa gió, sương; giá thành cao; làm được nhiều cây trái vụ…trong quá trình làm thấy hiệu quả cao nên gia đình sẽ duy trì làm và mở rộng thêm." |
Để được công nhận đạt tiêu chuẩn Vietgap, quy trình sản xuất và sản phẩm phải đảm bảo 4 tiêu chí gồm: kỹ thuật sản xuất ; an toàn thực phẩm; môi trường sản xuất; nguồn gốc sản phẩm từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Vì vậy, các địa phương đã thực hiện quy hoạch các vùng đất chuyên màu, đảm bảo các điều kiện về vị trí, đất đai, nguồn nước… khuyến khích người dân sản xuất rau, củ, quả theo tiêu chuẩn Vietgap.
![]() |
Đồng thời, phối hợp với các đơn vị tổ chức tập huấn, chuyển giao quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch cho nông dân. Từ đó, làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc sản xuất nông sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, hình thành các chuỗi liên kết hiệu quả, từng bước nâng cao giá trị hàng hóa nông sản, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường.
![]() |
Đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được hơn 12.000 ha rau, củ, quả an toàn; trong đó, hơn 4.500 ha được sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn VietGAP. Các sản phẩm có chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP được đưa vào tiêu thụ trong hệ thống các siêu thị, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thực phẩm sạch trong và ngoài tỉnh, cho giá trị kinh tế bình quân khoảng 200- 500 triệu/ ha/ năm. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng để các sản phẩm rau, củ, quả được công nhận đạt chuẩn sản phẩm Ocop.
Theo Bản tin THNM 22/6/2022
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.

Hơn 30% doanh nghiệp xuất khẩu dự báo tăng đơn hàng trong quý 3/2025
Bất chấp chính sách thuế đối ứng của Mỹ sẽ áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam, kết quả khảo sát của Cục Thống kê cho thấy vẫn có 30,8% doanh nghiệp dự kiến tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới trong quý 3/2025; 51% doanh nghiệp dự báo đơn hàng ổn định.

Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao giá trị cây trồng, vật nuôi
Ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất đang trở thành hướng đi tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Tại Thanh Hóa, nhiều chủ trang trại, gia trại đã mạnh dạn đầu tư công nghệ, đổi mới tư duy sản xuất kinh doanh. Nhờ đó, không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mà còn gia tăng giá trị, mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tập huấn đào tạo kỹ năng thương mại điện tử
Sáng 18/7, Sở Công thương đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương tổ chức Hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ nhà nước, doanh nghiệp, hợp tác xã, thanh niên khởi nghiệp và sinh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp ghi nhận sức bật mạnh mẽ
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tháng 6/2025 ghi nhận sự bứt phá mạnh mẽ với giá trị phát hành lên tới trên 105 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước, toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ và không có trường hợp phát hành ra công chúng.

Phát triển sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Chương trình OCOP được xem là đòn bẩy thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ nông thôn. Chính vì thế, sau khi đạt chuẩn, hầu hết các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ. Nhờ đó, các sản phẩm Ocop của Thanh Hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định được vị thế, thương hiêụ trên thị trường.

Miễn thuế đất nông nghiệp tiếp sức cho nông dân và doanh nghiệp
Mới đây Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về việc kéo dài thời gian miễn thuế đất nông nghiệp. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp sẽ được miễn thuế đất tới hết 2030.

Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững
Sáng ngày 17/7, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã tổ chức chương trình Cà phê Doanh nhân số 19 với chủ đề “Văn hoá doanh nghiệp – Gốc rễ của sự phát triển bền vững”. Chương trình thu hút sự tham gia của hơn 80 doanh nghiệp hội viên cùng các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp.

Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 giữ ổn định, ưu đãi tăng nhẹ
Lãi suất ngân hàng tháng 7/2025 ổn định ở kỳ hạn ngắn, một số ngân hàng tăng nhẹ ở kỳ hạn dài với ưu đãi hấp dẫn cho tiền gửi lớn.

Hơn 136.120 tỷ đồng cho vay lĩnh vực nông, lâm, thủy sản
Trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, những năm gần đây các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư nâng cấp hạ tầng, nuôi trồng thủy, hải sản theo hướng thâm canh, công nghệ cao, xây dựng nhiều trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn theo quy trình khép kín, hiện đại; đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản đem lại giá trị thu nhập cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.