Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Quyết định 1162/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 (Chương trình). Chương trình nhằm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền; đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập của người dân, bảo đảm an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
![]() |
Chương trình được thực hiện trên phạm vi 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình đến năm 2025 đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9%-11% hằng năm trong giai đoạn 2021-2025; phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để đưa vào hệ thống phân phối trong và ngoài nước.
Phát triển sản phẩm, hàng hóa tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đáp ứng tiêu chuẩn, chất lượng tham gia hệ thống phân phối trong và ngoài nước; khuyến khích, phát triển thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2021-2025; xây dựng hệ thống phân phối hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo chuỗi, bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa trên thị trường khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Xây dựng mô hình điểm bán các mặt hàng đặc sản, đặc trưng
Một trong những nội dung của Chương trình là xây dựng mô hình phát triển các mặt hàng tiềm năng lợi thế. Cụ thể, xây dựng mô hình điểm mua bán hàng hóa phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng của miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Bên cạnh đó, xây dựng mô hình điểm bán các mặt hàng đặc sản, đặc trưng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; xây dựng và tổ chức mô hình phân phối chủ lực để kết nối cung và cầu, liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ, phát triển phân phối vừa và nhỏ phù hợp thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Nội dung khác của Chương trình là các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy phát triển các mặt hàng là tiềm năng, lợi thế của địa phương như: Tổ chức các hoạt động phân phối hàng hóa phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; khuyến khích đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ đối với hàng hóa là lợi thế phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa là lợi thế phát triển khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo thông qua kênh phân phối trên thị trường cả nước.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử
Về phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Chương trình sẽ xây dựng và phát triển hệ thống doanh nghiệp cung ứng các loại hình dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử phục vụ phát triển thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất của người dân tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; nghiên cứu phát triển các mô hình thương mại - dịch vụ gắn sản xuất, chế biến với lưu thông, phân phối hàng hóa tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hợp tác xã, trang trại không tài sản bảo đảm có thể vay đến 5 tỷ đồng
Nhiều điểm mới quan trọng trong chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 tới đây. Nổi bật là ngân hàng nâng hạn mức cho vay không cần tài sản bảo đảm và cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người vay.

Từ 1/7, doanh nghiệp không được khuyến mại trên 50% giá bán
Bộ Công Thương mới ban hành quy định hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. Theo đó, từ ngày 1/7, các doanh nghiệp không được khuyến mại vượt quá 50% giá bán, chỉ ngoại lệ mới được giảm giá 100%.

Phụ phí bốc dỡ container tăng gần 50% sau một thập kỷ
Trong vòng 10 năm qua, phụ phí xếp dỡ hàng hoá tại cảng mà các hãng tàu thu từ chủ hàng tại cảng biển Việt Nam đã tăng đáng kể, gây áp lực lên chi phí logistics của doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân
Ngày 25/6, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa-Ninh Bình tổ chức tọa đàm phát huy vai trò của các Hiệp hội doanh nghiệp góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển trong kỷ nguyên mới.

9 trường hợp nhận tiền chuyển khoản không phải nộp thuế
Nhiều người lo lắng rằng mọi khoản tiền nhận qua tài khoản ngân hàng đều có thể bị cơ quan thuế giám sát và truy thu thuế. Tuy nhiên, không phải khoản tiền nào chuyển vào tài khoản cá nhân cũng bị truy thu thuế. Theo quy định có 9 trường hợp tiền vào tài khoản cá nhân nhưng không phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm.

Vinamilk nâng tầm sữa Việt với các công nghệ đột phá, giành giải thưởng lớn tại Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025
Tại Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18 vừa qua diễn ra tại Hà Lan, trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.

Việt Nam định hình chiến lược thu hút vốn FDI
Bộ Tài chính cho biết, Việt Nam đang định hình một chiến lược cạnh tranh riêng để thu hút đầu tư FDI, từ ưu đãi thuế sang nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, phát triển hạ tầng. Trong đó, ưu tiên các dự án công nghệ cao, thân thiện môi trường, giá trị gia tăng lớn từ các đối tác chiến lược.

Tiền gửi vào ngân hàng tăng
Trong bối cảnh triển vọng các kênh đầu tư chưa rõ ràng, còn nhiều rủi ro, bối cảnh kinh tế vĩ mô còn bất định, nhiều người dân vẫn lựa chọn gửi tiền vào ngân hàng dù lãi suất huy động đang ở mức thấp.

Bộ Công Thương hướng dẫn tiểu thương bán hàng trên TikTok, Shopee
Nhằm hỗ trợ tiểu thương chợ truyền thống bắt kịp xu hướng kinh doanh online, Bộ Công Thương vừa ra mắt sổ tay hướng dẫn bán hàng trên các nền tảng số như TikTok, Shopee, Zalo.

Không truy thu thuế khoán
Trước lo ngại của nhiều hộ kinh doanh về việc bị truy thu phần thuế khoán trước, nếu doanh thu thực khi xuất hoá đơn tăng vọt, cơ quan Thuế khẳng định không có chuyện truy thu phần chênh lệch trong quá khứ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.