Phát triển trang trại chăn nuôi trâu bò vỗ béo quy mô lớn, hiệu quả cao
(TTV)- Trên diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa kém hiệu quả, gia đình ông Lê Văn Thuật, xã Hoằng Đồng, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã thuê thầu lại của các hộ dân trong xã để đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò vỗ béo với quy mô lớn đem lại hiệu quả thu nhập cao.
Năm 2017, ngay từ khi bắt đầu phát triển trang trại chăn nuôi trâu, bò vỗ béo, gia đình ông Lê Văn Thuật đã quyết định đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng 2 dãy chuồng để nuôi trâu, bò và kho chứa rơm.
Đồng thời ông thuê lại gần 3 ha đất sản xuất lúa kém hiệu quả của các hộ dân trong xã để trồng cỏ voi làm thức ăn cho trâu, bò. Sau khi hoàn thiện hệ thống chuồng trại, ông lựa chọn nguồn giống ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình về để vỗ béo. Nguồn trâu, bò khi mua về đều có nguồn gốc xuất xứ, có kiểm dịch của thú y địa phương và khi nhập về trang trại, gia đình Thuật cũng trình báo với chính quyền địa phương.
Hiện đàn trâu, bò trong trang trại của ông Lê Văn Thuật luôn duy trì khoảng 100 con; trong đó 40 con trâu và 60 con bò. Riêng trong năm 2020, gia đình ông Thuật xuất bán trên 45 tấn, doanh thu đạt 3,2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 200 triệu đồng. Để chủ động đầu ra, gia đình ông nuôi theo hình thức gối lứa, cứ xuất trâu, bò đi ông lại mua giống về nuôi vỗ béo, nên tháng nào cũng có trâu, bò xuất bán. Theo ông Thuật, nuôi trâu, bò nếu chăm sóc, phòng bệnh tốt thì không rủi ro, thị trường tiêu thụ ổn định. Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Thuật còn tạo công ăn việc làm cho 5 lao động ở địa phương với mức lương ổn định.
Hiện nay, trang trại của gia đình ông Thuật đang tập trung bảo vệ, chăm sóc đàn trâu, bò để xuất bán phục vụ nhu cầu thị trường trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu sắp tới. Cùng với đó, gia đình ông đang đầu tư, mở rộng cơ sở giết mổ để cung ứng các loại sản phẩm từ trâu, bò đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ. Xã Hoằng Đồng cũng đang tập trung chỉ đạo để xây dựng sản phẩm OCOP về giò bò của gia đình ông theo chương trình mỗi xã một sản phẩm.
Theo THNM 29/12/2020
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Mở bán Tòa A, dự án Chung cư Bình An Plaza
Sáng 9/11, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại Địa ốc Bình An đã tổ chức lễ cất nóc và mở bán Toà A, dự án chung cư Bình An Plaza Thanh Hoá tại phường Quảng Thắng, thành phố Thanh Hóa. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang tới dự.
Nhân rộng mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ trên địa bàn.
Việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7%
Tổng cục Thống kê cho biết, số người có việc làm trong khu vực doanh nghiệp tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Thanh Hóa có 80 mã số vùng trồng xuất khẩu
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, tính đến hết tháng 10/2014, Thanh Hóa đã cấp và duy trì 80 mã số vùng trồng xuất khẩu với diện tích trên 655 ha.
Sẽ ngừng giao dịch với tài khoản không xác thực sinh trắc học từ 2025
Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, chủ tài khoản thanh toán hoặc chủ thẻ ngân hàng sẽ không thể thực hiện các giao dịch trực tuyến và chuyển hay rút tiền tại ATM nếu chưa hoàn thành xác thực sinh trắc học. Đây là quy định tại Thông tư 17/2024 của Ngân hàng Nhà nước nhằm đảm bảo an toàn hơn cho các giao dịch.
10 tháng năm 2024: Nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt hơn 27 tỷ USD
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam trong 10 tháng qua đạt hơn 27 tỷ USD, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoạt động đối ngoại, kêu gọi thu hút đầu tư 10 tháng năm 2024 đạt nhiều kết quả tích cực
10 tháng năm 2024, với sự nỗ lực của cá cấp, các ngành cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả tích cực; hoạt động đối ngoại, nhất là mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị, kêu gọi thu hút đầu tư đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Đa dạng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP
Sau 6 năm thực hiện Chương trình OCOP, Thanh Hóa đã có trên 500 sản phẩm được gắn sao, đứng thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP. Sau khi được công nhận sản phẩm ocop, các chủ thể sản xuất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đa dạng hóa các kênh bán hàng nhằm quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
10 tháng năm 2024, Thanh Hóa thành lập mới hơn 2.800 doanh nghiệp
10 tháng năm 2024, công tác phát triển doanh nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện. Toàn tỉnh có 2.813 doanh nghiệp thành lập mới, bằng 93,7% kế hoạch, tăng 22,7% so với cùng kỳ, đứng thứ 8 cả nước và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ; số vốn đăng ký đạt 20.747,1 tỷ đồng, tăng 44%.
Xuất khẩu rau quả có thể lập kỷ lục mới 7,5 tỷ USD
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu rau quả cả nước đã đạt 6,34 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt kỷ lục 5,7 tỷ USD của năm 2023.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.