Phát triển văn hoá đọc bắt đầu từ phát triển thư viện trường học
Thư viện trường học có vai trò phát triển, duy trì thói quen đọc sách và kỹ năng học tập suốt đời. Tuy nhiên, do điều kiện khó khăn, một số trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa có thư viện hoặc đã có thư viện nhưng nguồn sách rất ít ỏi. Do đó, với học sinh ở những nơi này, ngoài sách giáo khoa, việc được đọc thêm nhiều loại sách là điều xa vời, và văn hoá đọc gần như chưa được hình thành ở các em.
Phòng thư viện trường Trung học cơ sở Nga Thiện có gần 1.000 cuốn sách, nhưng khoảng một nửa trong số đó là sách giáo khoa… Tủ và giá chứa sách không nhiều nhưng phần lớn lại đang để trống vì thiếu sách… Học sinh nếu muốn đọc chỉ có thể đứng, hoặc mang ra sân trường đọc. Em Mai Phương Linh, học sinh lớp 8B, trường Trung học cơ sở Nga Thiện cho biết: "Trường em mới có thư viện nhưng chưa có nhiều sách lắm, do đó chúng em ít có thói quen đọc sách. Nhưng bản thân các em cũng khá thích đọc sách. Nếu gặp được nhiều cuốn sách hay thì chúng em sẽ chia nhau để đọc chung".
Tại trường Trung học cơ sở Thanh Sơn, huyện Như Xuân, phòng thư viện cũng chỉ mới được xây cùng với những dãy nhà tầng mới vào đầu năm nay. Mặc dù gắn biển tên phòng thư viện, song nơi đây vẫn đang dùng làm phòng học, nhà trường chưa hề có cuốn sách nào dành cho thư viện. Nói về điều này, bà Nguyễn Thị Phúc, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Thanh Sơn, huyện Như Xuân cho biết nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn vì sách vở, trang thiết bị chưa có trong phòng thư viện. Nhà trường đang cố gắng thu thập và tổ chức các phong trào quyên góp sách để xây dựng thư viện chuẩn nhằm khuyến khích phong trào đọc sách của nhà trường.
Thiếu phòng thư viện, hoặc có phòng thư viện nhưng ít sách, đang là thực trạng tồn tại ở không ít trường trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, trong đó chủ yếu ở các trường khu vực miền núi, khu vực khó khăn. Theo ông Phạm Đình Hùng, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nga Thiện, huyện Nga Sơn, khó khăn đầu tiên là về cơ sở vật chất. Hiện nguồn kinh phí để đầu tư cho cơ sở vật chất đang phải dàn trải cho nhiều nhiệm vụ dạy và học của nhà trường. Ngoài yếu tố sách ra, số giáo viên được đào tạo đạt chuẩn để quản lý thư viện chưa phổ quát.
Nhận thức được tầm quan trọng của thư viện nhà trường đối với phát triển văn hoá đọc, trong điều kiện còn khó khăn, nhiều trường học trên địa bàn Thanh Hóa đã làm giàu sách trong thư viện bằng nhiều nguồn như huy động xã hội hoá, tổ chức chương trình "góp 1 cuốn sách để được đọc nhiều cuốn sách hay"… Qua đó truyền cho học sinh đam mê với sách, đồng thời phát hiện được những tấm gương sáng lan toả văn hoá đọc trong học đường… Nói về điều này, ông Lê Văn Oanh, Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lương Sơn, huyện Thường Xuân cho biết nhà trường đã tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tự quyên góp trong phạm vi nhà trường, phối hợp với Trung tâm truyền thông của huyện, với thư viện tỉnh tổ chức ngày hội đọc sách hàng năm, đồng thời kêu gọi các tổ chức, cá nhân ủng hộ sách và thực hiện tiết kiệm ngân sách, để bổ sung thêm sách cho nhà trường.
Ngoài ra, các cá nhân, hội nhóm, tổ chức thiện nguyện, cũng thường xuyên tổ chức các chương trình trao tặng sách cho các thư viện trường học tại các vùng khó khăn. Các tổ chức trao tặng không chỉ gồm sách mới mà còn có những cuốn sách cũ được kêu gọi quyên góp từ cộng đồng. Từ sự chung tay, góp sức đó, những học sinh vùng khó đã được chạm tới những cuốn sách mà ngỡ sẽ rất khó, rất lâu mới được tiếp cận.
Có thể thấy, xây dựng thư viện chuẩn trong trường học là không hề dễ, song cũng hoàn toàn không phải là điều không thể. Việc phát triển văn hóa đọc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với học sinh, giúp các em hình thành lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử có hại cho sức khỏe và mạng xã hội thiếu kiểm soát ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý. Do đó, các nhà trường cần quan tâm hơn nữa tới việc phát huy văn hoá đọc cho học sinh, mà trước hết bằng việc xây dựng, và hoạt động hiệu quả các thư viện.
Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024- 2025
Sáng ngày 19/12, trường THPT Chuyên Lam Sơn đã tổ chức Lễ ra quân các đội tuyển dự kỳ thi chọn học sinh giỏi Quốc gia THPT năm học 2024 - 2025.
Đại học Phenikaa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo
Trong tầm nhìn chiến lược của mình, trường Đại học Phenikaa đặt mục tiêu lọt vào top 100 trường đại học tốt nhất châu Á vào năm 2035. Để làm được điều này, nhà trường tập trung vào công tác đào tạo, nghiên cứu nhằm tạo ra môi trường thực hành tốt nhất cho các sinh viên khi đang theo học tại đây.
Thi viết thư UPU - bồi đắp giá trị nhân văn trong tâm hồn
Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU được Liên minh Bưu chính thế giới phối hợp với UNESCO tổ chức thường niên dành cho thiếu niên trên toàn Thế giới từ 1971 đến nay, được phát động lần đầu tiên tại tỉnh Thanh Hóa vào năm 1990. Qua 34 năm tổ chức, với nhiều đề tài viết thư phong phú, phù hợp với lứa tuổi học sinh, cuộc thi đã có sức lan toả mạnh mẽ, tạo thành một đợt sinh hoạt văn hoá, giáo dục đạo đức, lối sống ý nghĩa trong các trường học trên địa bàn tỉnh.
Phenikaa giành giải Nhì tại cuộc thi Olympic Vật lý toàn quốc 2024
Tại cuộc thi Olympic Vật lý sinh viên toàn quốc lần thứ XXVI, diễn ra tại Đại học Thái Nguyên, đội tuyển trường Đại học Phenikaa đã giành Giải Nhì toàn đoàn.
Từ năm 2025 sẽ có thêm tiêu chí xếp loại hạnh kiểm học sinh
Nghị định số 151/2024 của Chính phủ quy định: Từ ngày 1/1/2025, nội dung chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ là một trong những tiêu chí đánh giá, xếp loại hạnh kiểm học sinh.
Trường Đại học Hồng Đức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024
Sáng ngày 15/12, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2024 cho 349 nghiên cứu sinh và học viên tốt nghiệp năm 2024.
Huyện Quảng Xương gặp mặt động viên các học sinh đội tuyển tham dự kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2024 – 2025
Chiều 13/12, huyện Quảng Xương tổ chức buổi gặp mặt các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh các môn văn hóa lớp 9, năm học 2024 - 2025.
6/6 học sinh Việt Nam giành huy chương tại Olympic Khoa học trẻ quốc tế 2024
Thông tin từ đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic khoa học trẻ quốc tế lần thứ 21 năm 2024 (IJSO 2024) tại Rumania cho biết, cả 6 học sinh Việt Nam đều đoạt giải với 5 Huy chương Bạc và 1 Huy chương Đồng.
Cơ sở vật chất hiện đại – nền tảng nâng cao chất lượng đào tạo
Trong cuộc cách mạng giáo dục hiện đại, việc đầu tư cho cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ là yếu tố quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học. Đây cũng là lý do để trường đại học Phenikaa, Hà Nội nỗ lực đầu tư mạnh mẽ về cơ sở vật chất, tạo môi trường học tập và nghiên cứu tuyệt vời, truyền cảm hứng cho các bạn sinh viên.
Tỉnh Thanh Hóa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Năm 2024, ngành Giáo dục Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực giữ vững vị trí trong tốp đầu cả nước về giáo dục mũi nhọn và nâng cao chất lượng đại trà, hoàn thành vượt chỉ tiêu đến năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.