Phát triển văn hoá đọc thúc đẩy học tập suốt đời
Đọc sách giúp con người tiếp cận tri thức, thông tin, tinh hoa văn hóa nhân loại để tự hoàn thiện, phát triển bản thân mình. Việc phát triển văn hoá đọc sẽ góp phần thúc đẩy học tập suốt đời. Đây cũng là chủ đề của Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời được triển khai trên cả nước từ ngày 1/10 đến ngày 07/10 năm 2024.
Sinh hoạt văn học là một hoạt động thường xuyên của cô và trò lớp 10 Văn 2, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá. Dưới sự định hướng của cô chủ nhiệm, học sinh chuẩn bị những bài thuyết trình về các tác phẩm văn học, những tác giả nổi tiếng trong nước và thế giới.

Hoạt động này giúp các em đọc thêm nhiều cuốn sách hay, tích luỹ thêm nhiều kiến thức về văn hoá, lịch sử, đời sống, đồng thời mở rộng vốn từ, học cách hành văn… Cùng với đó, với việc trang trí lớp bằng đồng hồ sách theo chủ đề, xây dựng tủ sách mini, giáo viên chủ nhiệm đã mang sách đến gần học sinh, tạo không gian đọc bổ ích, gần gũi ngay trong lớp học.

Cô giáo Đinh Thị Thu Hằng, chủ nhiệm lớp 10 Văn 2, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá
Cô giáo Đinh Thị Thu Hằng, chủ nhiệm lớp 10 Văn 2, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá cho biết: "Chúng tôi không dừng lại ở việc đọc sách mà còn nghe sách, kết hợp sách, xem những bộ phim chuyển thể từ những cuốn sách nổi tiếng. Những phương pháp đó sẽ giúp học sinh nhận ra rằng: đọc sách là đam mê, đọc sách là say sưa, nhưng đọc sách là 1 yêu cầu và đọc sách cũng là 1 khát vọng để trưởng thành, để hoàn thiện bản thân".
Em Lê Thị Minh Anh, học sinh lớp 10 Văn 2, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá chia sẻ: "Việc đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, giúp em tămg vốn từ để viết văn, mở rộng tri thức, nâng cao hiểu biết, phát triển sự sáng tạo".
Thời gian qua, để giúp học sinh hình thành, phát triển văn hoá đọc, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá rất quan tâm tới việc bổ sung đầu sách phong phú, phù hợp, xây dựng thư viện xanh với không gian mở, tổ chức đa dạng các hình thức đọc sách, tích cực hưởng ứng cuộc thi "Đại sứ văn hoá đọc".

Cô giáo Hoàng Thị Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá
Cô giáo Hoàng Thị Phúc, Phó Hiệu trưởng Trường tiểu học Điện Biên 2, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Từ đầu năm học, trường đưa ra danh mục sách, xây dựng kế hoạch đọc sách tại thư viện cho tất cả các khối lớp, khơi dậy cho học sinh niềm yêu thích đọc sách".
Em Hồ Thị Thanh Huyền, học sinh lớp 10 Văn 2, trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hoá: "Để việc đọc sách phục vụ tốt nhất cho việc học, chúng ta cần chọn sách theo chủ đề, chọn không gian đọc phù hợp với bản thân, ghi nhớ những đoạn mình yêu thích, chia sẻ sách với các bạn để tìm sự đồng điệu trong đọc sách".

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, đối tượng đọc không chỉ giới hạn ở sách, các tài liệu giấy mà còn bao gồm nhiều dạng tài liệu số như sách, báo điện tử. Đọc sách là con đường ngắn nhất giúp chúng ta tích luỹ được mọi tri thức từ cơ bản đến chuyên sâu ở mọi lĩnh vực để có thể phát triển bản thân. Bởi vậy, phát triển văn hóa đọc ở mọi lứa tuổi không chỉ là việc duy trì thói quen đọc sách mà còn góp phần thúc đẩy phong trào học tập suốt đời trong giai đoạn hiện nay.

Chạm tới ước mơ
Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026 tại Thanh Hóa khép lại với nhiều cảm xúc. Có những học sinh là thủ khoa của ngôi trường THPT mà mình ước mơ. Từ đó, tiếp tục nỗ lực, cố gắng để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.

Khó khăn tại các trung tâm giáo dục chuyên biệt
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng chục trung tâm giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ tự kỷ hoặc gặp phải các rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các trung tâm này đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Điều chỉnh nội dung sách giáo khoa liên quan đến sắp xếp tỉnh thành
Từ ngày 1/7, cả nước ta có 34 tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính. Nhiều ngữ liệu trong các bộ sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 thuộc Chương trình Giáo dục phổ thông sẽ phải điều chỉnh.

16/7 công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT
Theo kế hoạch, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay sẽ được công bố vào 8h sáng 16/7 trên các cổng thông tin chính thức của Bộ và các Sở Giáo dục và Đào tạo.

Trường nghề - một trong những lựa chọn dành cho học sinh
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 24 Trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp và 15 trường trung cấp, cao đẳng có hệ đào tạo giáo dục thường xuyên cấp THPT. Hệ thống trường nghề là một trong những lựa chọn dành cho học sinh tốt nghiệp THCS.

Có khoảng 19.000 sinh viên đang học ngành vi mạch bán dẫn
Ngay trong năm học 2024 - 2025, cả nước đã có khoảng 19.000 sinh viên nhập học các ngành phù hợp với lĩnh vực bán dẫn, chiếm khoảng 10% tổng số sinh viên theo học ngành STEM.

Thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp
Tại tỉnh Thanh Hoá, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được bàn giao về cho Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý. Việc thống nhất về quản lý giáo dục nghề nghiệp không chỉ thống nhất hệ thống giáo dục quốc gia, mà còn mang ý nghĩa về mặt quản lý, mở ra nhiều cơ hội lớn cho các cơ sở đào tạo nghề và người học.

Giá sách giáo khoa năm học mới giảm nhẹ
Thời điểm này, các nhà sách, đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã nhập về đầy đủ các loại sách giáo khoa cho năm học 2025 - 2026. Năm nay giá sách giáo khoa cơ bản ổn định, một số đầu sách giảm nhẹ so với mọi năm.

Bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025
Chiều 30/6, Trường Đại học Hồng Đức đã bế giảng chương trình tiếng Anh Access khóa 2023 - 2025.

Học nghề sau tốt nghiệp THCS – Lựa chọn thực tế của nhiều học sinh
Hiện nay, nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp THCS đang lựa chọn học văn hóa kết hợp học nghề theo mô hình 9+. Tại Thanh Hóa, hướng đi này ngày càng được quan tâm, đặc biệt với những em không đủ điều kiện vào lớp 10 công lập. Học đúng năng lực, rút ngắn thời gian, sớm có nghề nghiệp ổn định - đó là lý do mô hình này đang trở thành lựa chọn thiết thực của nhiều gia đình.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.