Phạt từ 1 đến 3 triệu đồng hành vi uống rượu, bia giữa giờ làm việc
Mức phạt này cũng áp dụng với hành vi uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập; và ép buộc người khác uống rượu bia.
Sáng 28/9, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai các văn bản pháp luật hướng dẫn Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Trong đó, có Nghị định số 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 28/9 có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định 176.
Điều 30 Nghị định số 117 quy định cụ thể các mức phạt hành nhằm chống tác hại của rượu, bia. Theo đó, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.
![]() |
Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.
Phạt tiền từ 1 triệu - 3 triệu đồng đối với các hành vi: Uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; Ép buộc người khác uống rượu bia.
Bên cạnh đó, tại Điều 34 Nghị định cũng quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia, với mức phạt tiền từ 3 triệu đến 5 triệu đồng nếu không thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu bia trong cơ quan, tổ chức; Không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành… Từ 15/11/2020, tổ chức nhậu tại cơ quan, sếp trưởng bị phạt đến 5 triệu đồng.
Cảnh báo tác hại của rượu bia, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, gánh nặng của bệnh không lây nhiễm đang là trở ngại lớn cho ngành y tế và sự phát triển của đất nước. Trong đó, việc sử dụng bia rượu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra các bệnh không lây nhiễm. Theo WHO, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác.
“Uống rượu bia gây ra hậu quả cấp tính và mãn tính, với tác hại cho cả người uống, người xung quanh và cả cộng đồng xã hội, như gây chấn thương, gây tai nạn sau khi sử dụng hay ngộ độc bia rượu và một số tác hại khác diễn ra từ từ, kéo dài gây tổn hại mãn tính đối với sức khỏe như bệnh ung thư, bệnh tim mạch, xơ gan, rối loạn tâm thần, sa sút trí tuệ, ngộ độc bào thai do người mẹ sử dụng bia rượu. Hay các vấn đề xã hội lâu dài như các tác hại với gia đình, phá vỡ mối quan hệ trong gia đình, suy giảm chất lượng nhân lực, chất lượng dân số”, ông Tuyên nói.
![]() |
Do ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và gây ra các vấn đề xã hội nghiêm trọng, nên bia rượu là loại hàng hóa được hầu hết các nước đưa vào kiểm soát chặt chẽ và không khuyến khích tiêu dùng.
Ngày 14/6/2019, Quốc hội đã thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu bia, để đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong việc phòng chống các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh không lây nhiễm, phòng chống tai nạn giao thông, bạo lực, tội phạm… góp phần hạn chế gánh nặng do tác hại của bia rượu gây ra đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật hoàn chỉnh đối với những vấn đề về phòng chống tác hại của rượu bia, đồng thời đây là đạo luật khó cả trong xây dựng và tổ chức thực hiện do liên quan đến thói quen và hành vi tiêu dùng của người dân.
Do vậy, ngay sau khi Luật được ban hành, Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Công thương đã tích cực xây dựng các văn bản chi tiết, hướng dẫn thi hành và xử lý các hành vi vi phạm… góp phần tạo sự đồng bộ của hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu bia.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Khu vực tỉnh Thanh Hóa trời nắng nóng, vùng núi có nơi nắng nóng gay gắt
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông nam, nên ngày 16, 17/7 khu vực tỉnh Thanh Hóa trời nắng nóng, vùng núi có nơi nắng nóng gay gắt; với nhiệt độ không khí cao nhất ngày phổ biến từ 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất ngày từ 55 - 60%.

Thói quen "tiện đâu mua đó" của người dân gây mất an toàn giao thông
Những năm qua, chính quyền và lực lượng chức năng của tỉnh Thanh Hóa đã nỗ lực, phối hợp tổ chức nhiều đợt ra quân giải tỏa, cưỡng chế vi phạm vỉa hè, họp chợ trái phép gây cản trở giao thông. Tuy nhiên, sau đó không lâu các vi phạm trên lại tái diễn. Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến tồn tại kéo dài đó chính là thói quen của người dân tiện đâu mua đó, không vào các cửa hàng, chợ được quy hoach… Chính thói quen này đã tiếp tay cho các vi phạm tồn tại từ năm này qua năm khác, gây cản trở giao thông và mất mỹ quan đô thị.

Hành chính công trực tuyến – Gần dân hơn trong chính quyền 2 cấp
Sau khi chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các xã, phường trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực hỗ trợ người dân tiếp cận với thủ tục hành chính công trực tuyến. Từ thành thị đến vùng cao, việc sử dụng nền tảng số đã từng bước trở nên gần gũi, thuận tiện và minh bạch hơn.

Cùng hành động để không còn trẻ em bị đuối nước
Hưởng ứng Ngày Thế giới Phòng, chống đuối nước năm 2025, Cục Bà mẹ và Trẻ em đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường tuyên truyền về phòng, chống đuối nước trong cộng đồng, đặc biệt là tại các địa phương, địa bàn có nguy cơ cao gây đuối nước.

Chính thức đổi tên gọi BHXH khu vực thành BHXH cấp tỉnh, thành phố
Bảo hiểm xã hội Việt Nam vừa có công văn chỉ đạo việc thay đổi tên gọi của BHXH khu vực thành BHXH cấp tỉnh. Đồng thời, triển khai ngay việc thực hiện thủ tục thay đổi con dấu và thông báo thay đổi tên gọi đối với BHXH cấp tỉnh. Trước đó, BHXH Việt Nam đặt tên BHXH theo khu vực bằng ký hiệu số La Mã nên khó khăn trong nhận diện.

Tập trung giải ngân nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội
Thực hiện Nghị định 100 của Chính phủ về ưu đãi nguồn vốn cho vay nhà ở xã hội, từ đầu năm đến nay, Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hoá đã giải ngân cho 360 khách hàng với doanh số cho vay hơn 159 tỷ đồng. Nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp đã giúp các hộ gia đình có thu nhập thấp hiện thực hoá ước mơ "an cư, lạc nghiệp".

Cấp xã thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư theo quy trình 16 bước
Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành Sổ tay hướng dẫn công tác quản lý đất đai khi thực hiện chính quyền 2 cấp. Đây là tài liệu thiết thực, đóng vai trò là cẩm nang hữu ích giúp các địa phương nắm rõ quy định, thẩm quyền, quy trình, từ đó triển khai hiệu quả các nhiệm vụ theo phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền mới. Sổ tay cũng giúp người dân hiểu rõ hơn về các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến đất đai.

Phát động cao điểm vệ sinh môi trường chào mừng Đại hội Đảng
Sáng 15/7, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phú Xuân đã phát động đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường trên địa bàn toàn xã. Đây là hoạt động hướng tới chào mừng Đại hội Chi bộ cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã Phú Xuân, nhiệm kỳ 2025 - 2027 và tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc Sông Mã tổ chức hiến máu tình nguyện năm 2025
Sáng 15//7, Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc Sông Mã đã tổ chức hiến máu tình nguyện do Ban Chỉ đạo hiến máu tình nguyện tỉnh Thanh Hoá phát động với chủ đề "Hành trình đỏ - Giọt hồng xứ Thanh năm 2025".

Tăng cường tuyên truyền, công khai thủ tục hành chính đến người dân
Sau khi triển khai chính quyền hai cấp, tổng số thủ tục hành chính cấp xã tại Thanh Hóa tăng lên gần 500 thủ tục - nhiều hơn gần gấp đôi so với trước đây. Để người dân tiếp cận dịch vụ công dễ dàng, nhanh chóng, các địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền và hướng dẫn cụ thể, nhất là với các dịch vụ công trực tuyến.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.