ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Phía sau quyết định mượn máy bay Trung Quốc tới Singapore của ông Kim Jong-un

Hình ảnh nhà lãnh đạo Kim Jong-un sử dụng máy bay chuyên dụng của Trung Quốc để tới Singapore dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong "ván cờ" Triều Tiên đang thay đổi nhanh chóng hiện nay.

17/06/2018 16:45

 

Máy bay của Air China chở ông Kim Jong-un hạ cánh xuống sân bay tại Singapore ngày 10/6 (Ảnh: Reuters)
Máy bay của Air China chở ông Kim Jong-un hạ cánh xuống sân bay tại Singapore ngày 10/6 (Ảnh: Reuters)

Những ai theo dõi diễn biến của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều trong tuần này chắc hẳn khó có thể quên hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un mặc trang phục “truyền thống” tối màu theo kiểu cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông, mỉm cười sải bước trên thảm đỏ được trải sẵn từ máy bay Boeing 747. Người xem có thể thấy rõ thương hiệu của hãng hàng không Trung Quốc Air China và logo hình chim phượng hoàng của hãng này trên thân máy bay chở ông Kim Jong-un.

Ông Kim Jong-un có thể lựa chọn máy bay Trung Quốc vì lý do an toàn khi ông di chuyển qua chặng đường gần 5.000km từ Bình Nhưỡng tới Singapore. Chuyên cơ riêng thường phục vụ nhà lãnh đạo Triều Tiên trong những chuyến công tác là máy bay Ilyushin II cũ từ thời Liên Xô. Ngoài ra, các phi công Trung Quốc được cho là có kinh nghiệm nhiều hơn so với các phi công Triều Tiên trong các chuyến bay ở khoảng cách xa, mặc dù một máy bay khác của Triều Tiên cũng bay cùng thời điểm với máy bay Trung Quốc chở ông Kim Jong-un. Theo SCMP, máy bay Triều Tiên có thể được sử dụng để làm “chim mồi”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình, không có chuyên cơ riêng. Khi cần phục vụ nhu cầu đi lại của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, hãng hàng không Air China sẽ điều chỉnh để biến các máy bay thương mại thành chuyên cơ sử dụng cho mục đích đặc biệt. Sau đó, khi nhiệm vụ hoàn thành, các máy bay này lại được Air China cải biến để thành máy bay thương mại như bình thường.

Theo báo Apple Daily (Hong Kong), máy bay Air China Boeing 747 chở ông Kim Jong-un tới Singapore từng phục vụ Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Nhà lãnh đạo Triều Tiên có thể đã đàm phán về việc mượn máy bay với Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến đi tới thành phố Đại Liên, Trung Quốc hồi tháng 5.

Ảnh hưởng của Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình đón ông Kim Jong-un tại Trung Quốc hồi tháng 5 (Ảnh: Xinhua)
Chủ tịch Tập Cận Bình đón ông Kim Jong-un tại Trung Quốc hồi tháng 5 (Ảnh: Xinhua)

Hình ảnh nhà lãnh đạo Triều Tiên sử dụng máy bay chuyên dụng của Trung Quốc để tới Singapore dự hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Tổng thống Mỹ Donald Trump là dấu hiệu cho thấy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh trong bối cảnh “ván cờ” địa chính trị liên quan tới vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đang thay đổi “chóng mặt”. Trung Quốc không có mặt tại Singapore để dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, song tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh vẫn “phủ bóng” lên sự kiện trọng đại này.

Trong cuộc họp báo tại Singapore sau khi gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un, Tổng thống Trump không ít lần đề cập tới Trung Quốc. Ông chủ Nhà Trắng gửi lời cảm ơn tới Bắc Kinh vì đã nỗ lực thúc đẩy để hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra, đồng thời cho biết ông sẽ gọi điện cho Chủ tịch Tập Cận Bình để trao đổi về kết quả hội nghị trên chuyến bay từ Singapore về Mỹ.

Rời Singapore sau hội nghị thượng đỉnh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đáp chuyến bay tới Bắc Kinh. Mục đích của chuyến đi này được cho là nhằm thông báo cho lãnh đạo Trung Quốc về cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim Jong-un, đồng thời tìm kiếm sự ủng hộ của Bắc Kinh để đảm bảo rằng Bình Nhưỡng sẽ thực hiện đúng những cam kết được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh.

Hầu hết truyền thông phương Tây đều cho rằng Tổng thống Trump đã trao cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un điều mà ông Kim đang rất cần, đó là sự thừa nhận trên trường quốc tế. Trong khi đó, những gì mà Mỹ nhận lại từ hội nghị thượng đỉnh là rất ít. Một số ý kiến khác nhận định Trung Quốc mới là bên hưởng lợi nhiều từ cuộc gặp lịch sử này.

Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay khi ký tuyên bố chung tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un bắt tay khi ký tuyên bố chung tại Singapore (Ảnh: Reuters)

Ngay sau hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc đã lên tiếng thể hiện sự ủng hộ và cam kết sẽ tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc biến “giải pháp chính trị trong vấn đề Triều Tiên thành một tiến trình có thể xác minh được và không thể đảo chiều”.

Trên thực tế, Trung Quốc có thể được ghi nhận vì vai trò của nước này đối với kết quả của hội nghị thượng đỉnh, mặc dù cả Mỹ và Triều Tiên đều không công khai thừa nhận điều này. Kết quả của cuộc gặp Trump - Kim đã phản ánh chính xác cách tiếp cận “đóng băng kép và hai kênh song song” do Trung Quốc đưa ra từ tháng 3 năm ngoái khi cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên đang diễn biến xấu nhất.

Phương án “đóng băng kép” của Trung Quốc kêu gọi Triều Tiên đình chỉ các hoạt động thử tên lửa và hạt nhân, đổi lại Mỹ và Hàn Quốc cũng dừng các cuộc tập trận quân sự chung. Trong khi đó, cách tiếp cận “hai kênh song song” muốn các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa diễn ra đồng thời với việc bình thường hóa quan hệ Mỹ - Triều, từ đó dẫn tới cơ chế hòa bình trên bán đảo Triều Tiên.

Phần lớn những gì Trung Quốc đề xuất đều được hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều nhất trí trong lần đầu gặp mặt. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ dừng các cuộc tập trận với Hàn Quốc và mời nhà lãnh đạo Kim Jong-un tới Nhà Trắng vào thời điểm thích hợp. Tuy vậy, vẫn có những lý do khiến Bắc Kinh lo ngại về mối quan hệ trong tương lai giữa Mỹ và Triều Tiên - hai quốc gia do hai nhà lãnh đạo với phong cách khó đoán điều hành.

Sau hội nghị thượng đỉnh, Nhật Bản và các đồng minh khác của Mỹ được cho là sẽ tìm cách thắt chặt quan hệ với Triều Tiên, vì lý do địa chính trị và nhiều lý do khác. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã ca ngợi “ý nghĩa to lớn” trong cam kết phi hạt nhân hóa của ông Kim Jong-un, đồng thời cho biết ông sẽ sắp xếp một cuộc gặp với nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông Kim Jong-un có thể sẽ chớp lấy cơ hội này để mở rộng mối quan hệ quốc tế vốn đang bị hạn chế của Bình Nhưỡng, từ đó giảm sự phụ thuộc gần như hoàn toàn vào Bắc Kinh.

Hình mẫu Trung Quốc

Máy bay Air China đưa ông Kim Jong-un về nước sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore (Ảnh: Reuters)
Máy bay Air China đưa ông Kim Jong-un về nước sau hội nghị thượng đỉnh tại Singapore (Ảnh: Reuters)

Mối quan hệ hòa dịu giữa Mỹ và Triều Tiên sẽ chưa thể ổn định ngay sau nhiều năm căng thẳng. Tổng thống Trump từng tuyên bố tại Singapore rằng ông tiến trình phi hạt nhân hóa có thể sẽ mất một thời gian dài.

Trong tương lai gần, vai trò của Trung Quốc là không thể thiếu đối với Triều Tiên khi Bình Nhưỡng muốn sử dụng mối quan hệ đồng minh gần gũi hơn với Bắc Kinh để nâng cao sức mạnh đàm phán với Washington. Trong khi đó, Mỹ cũng cần Trung Quốc để tiếp tục gây sức ép với Bình Nhưỡng, buộc chính quyền Kim Jong-un phải thực thi cam kết phi hạt nhân hóa theo đúng lộ trình.

Tại hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Trump đã chiếu một video do chính quyền Mỹ chuẩn bị riêng cho nhà lãnh đạo Kim Jong-un, trong đó “vẽ” ra viễn cảnh tươi đẹp cho nền kinh tế Triều Tiên. Thông qua video, ông Trump muốn nhắn gửi rằng nếu ông Kim Jong-un lựa chọn đúng đắn, Mỹ sẽ giúp Triều Tiên phát triển thịnh vượng. Tổng thống Trump nói rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã phản hồi tốt về video và hiểu thông điệp mà ông muốn truyền tải. Trước đó, ông Kim Jong-un từng tuyên bố dừng chương trình hạt nhân để tập trung nguồn lực phát triển nền kinh tế đang bị đình trệ.

Tuy vậy, Trung Quốc mới là hình mẫu phù hợp hơn với Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đi theo mô hình xã hội chủ nghĩa giống Bình Nhưỡng và đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trước đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc từng nhiều lần hối thúc cố lãnh đạo Kim Jong-il tiến hành những bước cải cách cần thiết cho nền kinh tế, song Triều Tiên khi đó chưa thực sự cải cách triệt để.

So với các thế hệ đi trước, ông Kim Jong-un là nhà lãnh đạo cởi mở hơn trong việc phát triển kinh tế. Theo các báo cáo cáo chính thức của Trung Quốc, trong hai chuyến đi của ông Kim Jong-un tới quốc gia láng giềng trong năm nay, Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã có sự tác động để ông Kim tiến hành cải cách và hứa sẽ giúp đỡ Triều Tiên. Ông Kim Jong-un được cho là đã cử phái đoàn các quan chức cấp cao của đảng và chính phủ Triều Tiên từ các tỉnh thành phố lớn sang Trung Quốc để học hỏi về mô hình mở cửa và cải cách của quốc gia láng giềng.

Thành Đạt/Dân trí

 

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

Xuất khẩu thép của Trung Quốc tăng mạnh

11:37 , 25/04/2024

Làn sóng xuất khẩu thép lớn nhất của Trung Quốc đang gia tăng kể từ khi xảy ra tình trạng dư thừa toàn cầu vào giữa những năm 2010 đang gây ra căng thẳng thương mại trên toàn thế giới.

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

Kinh tế châu Á chịu tổn thất do thiên tai

11:36 , 25/04/2024

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho hay, châu Á là "khu vực chịu nhiều thiên tai nhất thế giới" trong năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong về người và thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng

11:34 , 25/04/2024

Theo kết quả khảo sát được tổ chức S&P Global công bố mới đây, hoạt động kinh doanh của Mỹ đã chậm lại trong tháng 4/2024, xuống mức thấp nhất trong vòng 4 tháng, do nhu cầu yếu hơn, trong khi giá đầu vào vẫn tăng mạnh.

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu kêu gọi Anh xem xét lại Dự luật Rwanda

11:33 , 25/04/2024

Chỉ vài giờ sau khi Quốc hội Anh bỏ phiếu phê chuẩn dự luật cho phép đưa người nhập cư trái phép vào nước này tới Rwanda ), Liên Hợp Quốc và Hội đồng Châu Âu đã vừa đồng loạt yêu cầu chính phủ Anh “xem xét lại kế hoạch” trục xuất người di cư đến Rwanda.

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

Biểu tình lớn tại Argentina phản đối chính phủ cắt giảm ngân sách trường đại học

11:31 , 25/04/2024

Trong 24 giờ qua, 800.000 người dân tại nhiều thành phố Argentina, trong đó đa phần là sinh viên, đã xuống đường biểu tình phản đối các chính sách cắt giảm ngân sách đầu tư cho các trường đại học công lập của chính phủ Tổng thống Javier Milei. Đây là cuộc biểu tình lớn nhất phản đối chính sách "thắt lưng buộc bụng" hà khắc của chính phủ Argentina kể từ khi Tổng thống Milei nhậm chức vào ngày 10/12/2023.

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

Nghị viện Châu Âu thông qua các quy định mới về ngân sách của khối

23:13 , 24/04/2024

Ngày 23/4, các nghị sỹ Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua các quy định mới về ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) nhằm thúc đẩy đầu tư song song với duy trì kiểm soát chi tiêu công. Khi được 27 nước thành viên EU thông qua, quy định mới dự kiến được áp dụng cho ngân sách 2025.

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

Hàn Quốc phóng vệ tinh nano đầu tiên lên quỹ đạo Trái Đất

23:12 , 24/04/2024

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, một vệ tinh nano của Hàn Quốc đã được phóng lên quỹ đạo Trái Đất trong dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

Dự luật cấm TikTok được thông qua ở cả hai viện Quốc hội Mỹ

23:11 , 24/04/2024

ByteDance, công ty công nghệ Trung Quốc đang sở hữu Tiktok, sẽ buộc phải thoái vốn của nền tảng video này tại Mỹ trong vòng khoảng 9 tháng, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm hoạt động. Quy định này được nêu trong một dự luật đã được Thượng viện Mỹ thông qua vào cuối ngày 23/4, với tỷ lệ ủng hộ có chênh lệch lớn 79 phiếu ủng hộ /18 phiếu chống.

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

Hàn Quốc: Các giáo sư y khoa bắt đầu giảm giờ làm việc

20:03 , 24/04/2024

Các giáo sư y khoa tại các bệnh viện lớn ở Hàn Quốc sẽ từ chức từ vào cuối tuần này và bắt đầu áp dụng việc nghỉ việc 1 ngày/tuần bắt đầu từ ngày 3/5. Tuyên bố này được đưa ra sau cuộc họp chiều 23/4 của Ủy ban đại diện cho các giáo sư từ 20 trường y trên toàn quốc, bao gồm Đại học Quốc gia Seoul (SNU), Đại học Yonsei và Đại học Ulsan.

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

Xét xử tranh chấp giữa Moderna và Pfizer về bằng sáng chế vaccine COVID-19

20:02 , 24/04/2024

Ngày 23/4, Tòa án cấp cao tại London (Anh) bắt đầu xét xử tranh chấp giữa các hãng dược Pfizer/BioNTech với Moderna liên quan bằng sáng chế công nghệ vaccine phòng COVID-19 vốn đã giúp cứu mạng vô số người trong đại dịch.