Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số
Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024 được thực hiện với Chủ đề "Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động". Xác định yếu tố hạ tầng có ý nghĩa quyết định, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ưu tiên và nỗ lực đẩy mạnh phát triển hạ tầng số, tạo tiền đề để phát triển kinh tế số và xã hội số.
Hiện nay, Thanh Hóa đã có trên 9.500 trạm BTS; gần 2.200 thiết bị truy nhập Internet cáp quang; phủ sóng đến 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn với 2,9 triệu thuê bao điện thoại, 2,4 triệu thuê bao internet. Thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa luôn quan tâm, đầu tư phát triển hạ tầng số hiện đại, đồng bộ, thông suốt giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và trong nội bộ các cơ quan, đơn vị. Đến nay, 100% các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh trang bị đầy đủ hệ thống máy tính có mạng LAN, kết nối Internet thông suốt, an toàn để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Ông Vũ Mạnh Tường, Phó Giám đốc VNPT Nam thành phố Thanh Hóa cho biết: "Thực hiện chuyển đổi số, chúng tôi đã chuẩn bị đầu tư, lắp đặt các đường truyền, nâng cấp để phục vụ đến các phường, đặc biệt là đã triển khai hệ thống các đường truyền đến tận thôn, đáp ứng được yêu cầu của chính quyền địa phương".
Hạ tầng số được đảm bảo, các cộng đồng công dân số đã và đang hình thành rộng rãi, tỷ trọng kinh tế số trong GRDP của Thanh Hóa đạt 10,74%, đứng thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ và thứ 26 cả nước; chỉ số Thương mại điện tử đứng thứ 17 cả nước... Đây là những điều kiện cần để thúc đẩy các doanh nghiệp công nghệ số sáng tạo, nghiên cứu ứng dụng số, phát triển kinh tế số. Trên thực tế, một số doanh nghiệp Thanh Hóa đã tiên phong, đi đầu trong việc nghiên cứu, sản xuất phần mềm, nội dung số. Nhiều giải pháp, ứng dụng số của các doanh nghiệp Thanh Hóa hiện đang được triển khai rộng rãi trên phạm vi trong tỉnh và trong nước, một số đơn vị đã có sản phẩm gia công cho thị trường Nhật Bản.
Ông Trịnh Hồng Hưng, Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ TESOP, tỉnh Thanh Hóa
Ngoài ra, việc phổ cập hạ tầng số, triển khai các ứng dụng số trong các lĩnh vực đã góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái kinh tế số trên địa bàn tỉnh, phấn đấu mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% trở lên trong GRDP của tỉnh.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.