Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác dự báo, ứng trực phòng chống bão số 3 tại các địa phương
Sáng 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã đến Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia kiểm tra tình hình diễn biến bão số 3 đang tiến vào các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, thành phố Hải Phòng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà theo dõi diễn biến bão số 3 đang đổ bộ vào các tỉnh Quảng Ninh, Thái Bình, TP. Hải Phòng - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Tâm bão cách Quảng Ninh-Hải Phòng 120 km
Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 8h sáng nay, tâm bão còn cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 80 km. Đảo Bạch Long Vĩ đo được gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7, giật cấp 11 và còn tiếp tục mạnh lên.
Tâm bão cách Quảng Ninh-Hải Phòng 120 km, sức gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-14, giật cấp 17. Biển động dữ dội, sóng cao 3-5 m, vùng gần tâm bão đi qua sóng cao 6-8 m.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kiểm tra công tác dự báo bão số 3 tại Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có sóng cao 2-4 m, vùng gần tâm bão sóng cao 3-5 m.
Vùng ven biển Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình) gió cấp 10-12, giật cấp 14.
Khu vực sâu trong đất liền có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 đến hết ngày 7/9.
Các tỉnh Bắc bộ xuất hiện mưa lớn phổ biến từ 150-350 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp nghe báo cáo tại Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Từ chiều 7/9 đến sáng 9/9, khu vực Tây bắc bộ có mưa phổ biến 11-200mm, riêng Lào Cai, Yên Bái,Sơn La 150-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Do lượng mưa lớn, trong một thời gian ngắn gây tình trạng ngập lụt diện rộng, nhất là khu vực đô thị, khu dân cư, mỏ than lộ thiên, các công trình hầm lò; nguy cơ rất cao có lũ quét, sạt lở đá ở vùng núi Bắc bộ và Thanh Hoá.
Dự báo đến 19 giờ ngày 7/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h và đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ; cường độ cấp 9, giật cấp 12; cấp độ rủi ro thiên tai Cấp 4 ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Cấp 3 ở khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nghe các địa phương báo cáo trực tuyến diễn biến tình hình và công tác ứng phó bão số 3 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Đến 7h ngày 8/9, dự báo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h và đi sâu vào đất liền các các tỉnh Tây Bắc, sau đó suy yếu và tan dần; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh.
Người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình - những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3, tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to gió lớn khi hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp.
Đối với các tỉnh, thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa - những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình (nhà tạm, nhà cạnh các khai trường, hạ lưu hồ chứa...) và tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn; kiên quyết di dời người dân đến nơi đảm bảo an toàn. Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên cần hết sức đề phòng.

Trung Tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn báo cáo tại cuộc họp - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Công tác dự báo phải theo sát diễn biến, cập nhật liên tục
Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng cục Khí tượng thủy văn thông tin ngắn gọn, chính xác và đánh giá tình hình hiện nay khi cơn bão này chính thức đổ bộ; dự báo thời điểm tác động trực tiếp đến các vùng ven biển và đất liền (từ 11h tới 17h, ngày 7/9); đưa ra các khuyến cáo, dự báo tình huống cụ thể ở các địa phương và vùng đất liền, từ đó đưa ra phương hướng xử lý khẩn trương, kịp thời.
Phó Thủ tướng đề nghị Tổng cục Khí tượng thủy văn theo dõi sát sao công tác dự báo tình hình, mức độ vượt lên so với dự báo để đưa thông tin chính xác nhất có thể tại các vùng ven biển, vùng đất liền.

Phó Thủ tướng đề nghị Tổng cục Khí tượng thủy văn theo dõi sát sao công tác dự báo tình hình, mức độ vượt lên so với dự báo để đưa thông tin chính xác nhất có thể tại các vùng ven biển, vùng đất liền - Ảnh VGP/Minh Khôi
"Công tác dự báo phải theo sát diễn biến, cập nhật liên tục, nhất là từng thời điểm khi hoàn lưu bão vào, bão đổ bộ, hoàn lưu sau bão, để phục vụ công tác chỉ đạo điều hành nhanh chóng, kịp thời, để người dân nắm được tình hình để chủ động phòng tránh theo hướng dẫn của lực lượng chức năng", Phó Thủ tướng nói.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cũng cho biết, các hồ chứa ở Bắc bộ đã được đưa về mức nước tích lũ. Hệ thống đê biển, đê ven sông có khả năng bị tràn, khi có sóng lớn, lũ dâng và các địa phương đã có phương án ứng phó.
Trung Tướng Doãn Thái Đức, Cục trưởng Cục Cứu hộ-Cứu nạn cho biết, đến nay Bộ Quốc phòng đã bố trí gần 100.000 cán bộ, chiến sĩ, hàng trăm phương tiện đặc chủng, sẵn sàng ứng phó bão số 3 trong mọi tình huống.
Duy trì thông tin liên lạc, điều hành thông suốt
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng cho rằng, đến thời điểm hiện tại, công tác dự báo đã nhận định rất kịp thời, rất sát về phạm vi ảnh hưởng, cường độ, tính phức tạp và liên tục cập nhật diễn biến của cơn bão; đồng thời cần lưu ý dự báo hoàn lưu sau bão để ứng phó.
Phó Thủ tướng yêu cầu các đài khí tượng thủy văn địa phương, cơ quan khí tượng thủy văn khu vực, đặc biệt là các đài quan trắc cụ thể, tập trung dự báo sớm, "một vài tiếng, thậm chí ba mươi phút đều rất có ý nghĩa" trong phòng, chống bão; duy trì cường độ làm việc, cung cấp thông tin kịp thời hơn, cập nhật hơn và đầy đủ hơn, nhất là vào những thời điểm cơn bão tác động trực tiếp vào bờ.
Với lượng mưa lớn do bão số 3 gây ra, Phó Thủ tướng yêu cầu các đơn vị dự báo thuỷ văn, hải văn phải cung cấp thông tin dự báo hằng giờ và nhanh hơn nữa, đi cùng với dự báo bão.
Bộ TN&MT phải kiểm tra công tác vận hành của các hồ điều tiết bằng hệ thống van thuộc quản lý của Cục Quản lý tài nguyên nước, bảo đảm an toàn, phòng ngừa lũ chồng lũ.
Nhấn mạnh, cường độ bão số 3 rất mạnh, đã bắt đầu ảnh hưởng lớn đến các thông tin liên lạc, công tác dự báo tại các đảo ven bờ, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung cao độ, quyết liệt trong công tác chỉ đạo, có các biện pháp duy trì thông tin liên lạc, điều hành thông suốt.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan khí tượng thuỷ văn ở Trung ương, các đài khu vực, các trạm khí tượng đang ở "tiền tuyến" và sẽ tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ dự báo chính xác diễn biến bão số 3 phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành các biện pháp ứng phó ở các cấp.
Ngay sau khi làm việc tại Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, Phó Thủ tướng và đoàn công tác di chuyển đến Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống bão số 3 đặt tại TP. Hải Phòng.

Thời sự phát thanh 17h ngày 01/4/2025
Mời quý vị và các bạn theo dõi chương trình thời sự phát thanh trực tiếp 17h thứ 3, ngày 1/4/2025 của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về chính sách ưu đãi thị thực và quay trở lại quốc tịch Việt Nam
Chiều 31/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về chính sách miễn thị thực đơn phương và chính sách ưu đãi thị thực với một số đối tượng; việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam với người Việt Nam ở nước ngoài.

Huyện Như Xuân sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị
Chiều ngày 31/3, Huyện ủy Như Xuân đã tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Giám sát việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thực hiện Hồ chứa nước Bản Mồng
Sáng ngày 31/3, đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội khóa XV đã có buổi giám sát việc thực hiện Nghị quyết về chuyển đổi mục đích sử dụng rừng thực hiện Hồ chứa nước Bản Mồng, trên địa bàn tỉnh tỉnh Thanh Hóa.

Họp Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia
Chiều ngày 31/3, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình thực hiện và chuẩn bị tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Thanh Hóa có đồng chí Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành chức năng.

Hàm Rồng - những năm tháng không quên
Cách đây 60 năm, những chàng trai cô gái xứ Thanh đã đem tuổi thanh xuân lên trận địa, sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngày hôm nay, dù thời gian đã trôi qua hơn nửa thế kỷ, nhưng trong trái tim của họ, những năm tháng hào hùng và bi tráng ấy mãi là ký ức không thể nào quên.

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã
Nhân dịp Kỷ niệm 60 Hàm Rồng chiến thắng (3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa tổ chức lễ khánh thành khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam sông Mã ngày 14/6/1972, thuộc phường Nam Ngạn.

Phiên họp thứ 11 Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Thanh Hóa
Chiều ngày 31/3, đồng chí Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh đã chủ trì phiên họp thứ 11 của Ban Chỉ đạo để thảo luận, đánh giá về tình hình, kết quả hoạt động quý 1 năm 2025, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới và một số nội dung quan trọng khác. Dự phiến họp có đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các ban, ngành là thường trực và thành viên Ban Chỉ đạo.

Khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh tại đê sông Mã ngày 14/6/1972
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng, sáng ngày 31/3, UBND thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Lễ khánh thành Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh đã hy sinh tại công trường đê Nam Sông Mã ngày 14/6/1972.

Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Hàm Rồng và các giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp Đê sông Mã
Nhân kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng chiến thắng (ngày 3,4/4/1965 - 3,4/4/2025), tối 29/3, tại Khu tưởng niệm các giáo viên và học sinh hy sinh trên công trường đắp Đê sông Mã, thành phố Thanh Hóa đã tổ chức Lễ cầu siêu tri ân tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại Hàm Rồng và 64 thầy giáo, cô giáo và học sinh hy sinh trên công trường đắp Đê sông Mã. Dự lễ về phía tỉnh có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Phạm Thị Thanh Thuỷ, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía thành phố Thanh Hoá có đồng chí Lê Anh Xuân, Uỷ viên Ban thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ. Cùng dự lễ có đại diện đạo các ban, sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo thành phố Thanh Hoá các tăng ni, phật tử cùng Nhân dân thành phố Thanh Hoá.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.